Ba tên lửa phóng cùng ngày

Công ty Rocket Lab, SpaceX và Interstellar Technologies cùng phóng tên lửa sau nhiều lần trì hoãn.


Rocket Lab Chuyến bay thứ 12 của Rocket Lab cất cánh vào 12h12 ngày 13/6 theo giờ Hà Nội sau 2,5 tháng trì hoãn do Covid-19. Tên lửa đẩy hai tầng Electron rời bệ phóng của Rocket Lab ở New Zealand, mang theo 5 vệ tinh, trong đó có 3 vệ tinh của Cơ quan Trinh sát Quốc gia Mỹ (NRO). Cả 5 vệ tinh đều được triển khai thành công trên quỹ đạo.Ban đầu, chuyến bay mang tên "Don't Stop Me Now" được lên lịch phóng vào cuối tháng 3/2020. Nhưng công ty phải tạm hoãn do chính phủ ban lệnh giãn cách xã hội để ngăn Covid-19 lây lan. Sau đó, Rocket Lab ấn định lịch phóng vào ngày 11/6 nhưng phải tiếp tục dời lại do gió mạnh.3 vệ tinh của NRO sẽ cho phép cơ quan này khám phá cơ hội phát trực tiếp và thương mại hóa việc đưa vệ tinh nhỏ vào không gian theo hướng tiết kiệm thời gian và chi phí. Tên lửa Electron cũng chở vệ tinh siêu nhỏ mang tên ANDESITE theo chương trình Cubesat Launch Initiative của NASA nhằm nghiên cứu từ trường Trái Đất và thời tiết vũ trụ. Vệ tinh thứ 5 trong chuyến bay "Don't Stop Me Now" mang tên M2 Pathfinder, là kết quả hợp tác giữa Đại học New South và chính phủ Australia. Vệ tinh này sẽ kiểm tra kết nối liên lạc và nhiều công nghệ khác nhằm hỗ trợ những chương trình vũ trụ trong tương lai của Australia.SpaceX SpaceX phóng thành công 58 vệ tinh phát sóng Internet Starlink cùng với 3 vệ tinh quan sát Trái Đất nhỏ trước khi tên lửa Falcon 9 hạ cánh xuống biển. Tên lửa Falcon 9 rời khỏi bệ phóng ở Tổ hợp Phóng Vũ trụ 40 thuộc Trạm Không quân Cape Canaveral ở Florida vào 16h21 ngày 13/6 theo giờ Hà Nội.Đây là chuyến bay thứ hai chở vệ tinh Starlink trong tháng này, và còn một chuyến bay nữa được lên lịch vào 22/6. SpaceX đang tận dụng tầng đẩy tên lửa Falcon 9 với kế hoạch phóng 4 lần trong tháng 6. Do trời quang, quá trình tên lửa hạ cánh an toàn trên tàu không người lái có thể quan sát rõ từ bãi phóng ở cách đó 970 km.Tầng thứ nhất của Falcon 9 dùng trong buổi phóng hôm nay từng thực hiện hai chuyến bay không người lái chở vật tư lên trạm ISS, gồm CRS-19 vào tháng 12/ 2019 và CRS-20 vào tháng 3/2020. Lần này, tầng đẩy ký hiệu B1059 chở 58 vệ tinh Starlink vào không gian, đưa tổng số vệ tinh Starlink đã phóng lên 540. Musk cho biết SpaceX sẽ cần ít nhất 800 vệ tinh Starlink nữa trên quỹ đạo để bắt đầu phủ sóng Internet cho khách hàng ở Mỹ và Canada.Interstellar Technologies Tên lửa cuối cùng phóng trong ngày 13/6 là Momo-F5 của công ty Nhật Bản Interstellar Technologies. Tên lửa cỡ nhỏ này được lên lịch phóng vào khoảng 9h - 10h20 ngày 14/6 theo giờ Hà Nội.Tên lửa Momo của Interstellar Technologies cao 10 m và nặng hơn một tấn. Tính đến nay, công ty đã phóng tên lửa 4 lần. Lần phóng thứ ba vào tháng 5/2019 là lần phóng thành công đầu tiên, nhưng trong lần phóng thứ 4, tên lửa rơi xuống biển do gặp sự cố.Lúc đầu, Momo-F5 được lên lịch phóng vào cuối tháng 12 năm ngoái nhưng phải hoãn lại vài lần. Mục tiêu của chuyến bay lần này là đưa tên lửa bay tới độ cao 100 km.  An Khang (Theo Space)







Ba ten lua phong cung ngay


Cong ty Rocket Lab, SpaceX va Interstellar Technologies cung phong ten lua sau nhieu lan tri hoan.

Ba tên lửa phóng cùng ngày

Công ty Rocket Lab, SpaceX và Interstellar Technologies cùng phóng tên lửa sau nhiều lần trì hoãn.
Ba tên lửa phóng cùng ngày
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: