Đánh giá Intel Core i9-12900K: CPU chơi game tốt nhất hiện nay và hơn thế nữa

Flagship của Intel Core thế hệ thứ 12, i9-12900K chính là lời khẳng định về sự trở lại của "đội xanh".


Những năm gần đây, quả thật đã liên tục bị lép vế với đối thủ truyền thống và những đối thủ mới xuất hiện về hiệu năng vi xử lý, nhất là dòng CPU cho desktop phổ thông, vốn từng là niềm tự hào của hãng từ thời Sandy Bridge. Tất nhiên, như những meme gần đây trên mạng xã hội với câu nói "hổ không gầm tưởng rừng xanh vô chủ", Intel mới đây đã ra mắt Intel Core thế hệ thứ 12 với kiến trúc và tiến trình hoàn toàn mới để khẳng định lại vị thế của mình trên thị trường bán dẫn.


Đánh giá Intel Core i9-12900K: CPU chơi game tốt nhất hiện nay và hơn thế nữa - Ảnh 1.

Kiến trúc của Alder Lake là lần đầu tiên dạng vi kiến trúc vi hybrid được ứng dụng trên các dòng CPU cho máy tính cá nhân. Đây là dạng kiến trúc cải tiến từ big.LITTLE của ARM đã được ứng dụng trên các SoC cho thiết bị di động nhiều năm nay. Với Alder Lake, các CPU Intel Core thế hệ thứ 12 sẽ được trang bị lên tới 8 nhân hiệu năng cao (P-core) phục vụ các tác vụ cần xung nhịp cao và 8 nhân hiệu quả (E-core) được trang bị công nghệ siêu luồng HyperThreading để chạy các tác vụ cần nhiều luồng xử lý nhưng không yêu cầu xung nhịp quá cao. Không những thế, tiến trình Intel 7 cũng đánh dấu bước tiến về việc thu nhỏ bóng bán dẫn của Intel, sau khi tái sử dụng 14nm trong hơn 5 năm.



Ở thế hệ này, press kit của Intel đã lấy màu đen là chủ đạo như lời khẳng định về sự đổi mới sau nhiều năm liền chọn màu xanh là chủ đạo. Ngoài slogan "phục vụ việc chơi game thế hệ mới" in trên nắp hộp, Intel còn kèm một miếng nhựa trưng bày in hình phóng to vi kiến trúc của chính i9-12900K. Ở bản thương mại, quy cách đóng gói của CPU flagship này cũng khá ấn tượng với hộp đựng bằng kim loại màu vàng bóng được dập nổi để tạo cảm giác giống miếng waffle silicon chứa các đế chip.


Với vi kiến trúc và tiến trình mới cùng lượng nhân tối đa lên tới 16 cũng như vẫn tiếp tục theo đuổi mô hình monolithic nguyên khối, Intel lại tiếp tục truyền thống 2 năm đổi socket 1 lần. Lần này là LGA1700 với 1700 chân tiếp xúc cùng kích thước CPU lớn hơn rõ rệt. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phần lớn tản nhiệt CPU trên thị trường sẽ cần có bộ mounting kit mới để gắn.



Tuy nhiên, vẫn có một số bo mạch chủ trên thị trường được sản xuất với lỗ tương thích để tản nhiệt LGA 115x hoặc LGA 1200 vẫn có thể tương thích với các CPU Alder Lake. Điển hình là các bo mạch chủ của ASUS nói chung hay ROG STRIX Z690-E Gaming Wifi nói riêng như trong cấu hình thử nghiệm. Thực tế, ASUS đã từng làm điều này với các bo mạch chủ X370 AMD khi socket AM4 lần đầu ra mắt.



Ngoài việc là một bo mạch chủ cao cấp với dàn điện khủng để cân các CPU hàng khủng như i9-12900K hay các tính năng cơ bản của các dòng bo mạch chủ Z690 cao cấp, ROG STRIX Z690-E Gaming Wifi còn được trang bị một số tính năng "quality of life" giúp việc tháo lắp linh kiện dễ dàng hơn như Q-Release.



Quả thực, với những người có nhu cầu tháo lắp linh kiện nhiều như cá nhân người viết, nút bấm này cực kỳ hữu dụng, đặc biệt là khi sử dụng những tản nhiệt tháp kích thước khủng như Noctua NH-D15. Giờ đây chỉ với 1 nút bấm là người dùng có thể nhấc VGA của mình ra khỏi main thay vì phải kiếm 1 dài nhọn như tô vít để đẩy vào lẫy PCIe, đồng thời chịu rủi ro về việc làm xước chân PCIe hoặc backplate của VGA.




Cấu hình thử nghiệm:


- CPU: Intel Core i9-12900K


- RAM: G.SKILL Ripjaws S5 5200MHz CL40


- Mainboard: ASUS ROG STRIX Z690-E Gaming Wifi


- GPU: Nvidia RTX 3070


- NVMe: WD_Black SN850 1TB


- PSU: Corsair RM850 Gold


- Tản nhiệt: MSI AIO MAG CORE LIQUID 240R


- OS: Windows 11




Do đặc thù về vi kiến trúc mới và sự xuất hiện của Thread Director với nhiệm vụ điều phối tác vụ cho các nhân phù hợp, để đạt hiệu năng tối ưu trên các dòng CPU Alder Lake, người dùng cần cài đặt Windows 11, được tích hợp OS Scheduler đối ứng. Một khuyến cáo khác là nên cài bản Windows mới để đảm bảo OS Scheduler sẽ được thiết lập chuẩn chỉ cho CPU thay vì tái sử dụng lại thiết lập của CPU trước.


Về hiệu năng, CPU flagship mới nhất của Intel Core, i9-12900K đã có bước nhảy vọt. Để so sánh với thế hệ trước, điểm đơn nhân đã tăng khoảng 20% trong khi hiệu năng đa nhân gần như gấp đôi ở bài thử của CPU-Z.


i9-12900K (ảnh trái) so với i9-11900K (ảnh phải)


Trong khi đó, ở bài thử Cinebench R23, điểm đơn nhân đứng đầu bảng với khoảng cách khá xa. Điểm đơn nhân của i9-12900K dù chỉ có 16 nhân 24 luồng nhưng còn vượt trên cả điểm của Intel Xeon W-3265M với 24 nhân và 48 luồng.


Đánh giá Intel Core i9-12900K: CPU chơi game tốt nhất hiện nay và hơn thế nữa - Ảnh 8.

Tốc độ dựng hình 3D bằng công cụ Blender cũng chứng kiến một bước nhảy vọt, khiến thời gian render chỉ còn khoảng 25-30% so với người tiền nhiệm i9-11900K.


i9-12900K (ảnh trái) so với i9-11900K (ảnh phải)


Nhờ tốc độ vượt trội của DDR5 cũng như hiệu năng xử lý được nâng cấp, hiệu năng nén và giải nén bằng công cụ 7zip cũng tăng gần gấp đôi.


i9-12900K (ảnh trái) so với i9-11900K (ảnh phải)


Về game, để thử nghiệm sự phụ thuộc vào xung nhịp RAM của i9-12900K, 3 tựa game AAA được benchmark nhanh là Horizon Zero Dawn, Assassin’s Creed Valhalla và Red Dead Redemption 2 ở 2 mức xung nhịp 4800MHz tiêu chuẩn và 5200MHz theo thiết lập XMP 3.0 mới nhất.


Test ở mức RAM xung nhịp 5200MHz.


Có thể thấy, với xung nhịp 5200MHz, các tựa game đều cho kết quả FPS tối thiểu cải thiện dù mức tối đa gần như không khác biệt. Điều này cũng dễ hiểu bởi với hiệu năng của i9-12900K thì điểm hạn chế chỉ là card đồ họa, đặc biệt khi chơi các tựa game ở độ phân giải cao. Dẫu vậy, việc trang bị RAM xung nhịp cao vẫn sẽ giúp game thủ có trải nghiệm game mượt mà hơn nhờ cải thiện số khung hình tối thiểu.


Test ở mức RAM xung nhịp 4800MHz.


Hiệu năng cao của i9-12900K không phải là không có đánh đổi. Nhiệt độ mà mức điện năng tiêu thụ của CPU này cũng "flagship" như chính nó. Khi thực hiện các tác vụ nặng như render 3D bằng Blender, i9-12900K có thể đạt đến mức nhiệt độ 100 độ C cùng điện năng tiêu thụ lên tới 216Wh. Có thể thấy, tản nhiệt AIO 240mm trở xuống về cơ bản sẽ không đủ khả năng tản nhiệt cho CPU hiệu năng cao này.


Đánh giá Intel Core i9-12900K: CPU chơi game tốt nhất hiện nay và hơn thế nữa - Ảnh 13.

Để tổng kết, Intel Core i9-12900K quả thực là một bước nhảy vọt về hiệu năng so với thế hệ trước. Với vi kiến trúc và tiến trình mới, các fan của đội xanh chắc hẳn sẽ cảm thấy cuối cùng cũng được "ra khỏi hang". Vi kiến trúc này cũng sẽ đảm bảo được hiệu năng đa nhiệm với một số trường hợp sử dụng cụ thể như vừa chơi game vừa stream. Với hiệu năng vượt trội đối thủ cùng phân khúc, có lẽ lí do hiếm hoi để không mua i9-12900K hay các CPU Intel Core thế hệ thứ 12 chỉ là sự khan hàng hoặc giá các linh kiện phụ trợ như RAM đang khá cao.


Đánh giá Intel Core i9-12900K: CPU chơi game tốt nhất hiện nay và hơn thế nữa - Ảnh 14. Lấy link







Danh gia Intel Core i9-12900K: CPU choi game tot nhat hien nay va hon the nua


Flagship cua Intel Core the he thu 12, i9-12900K chinh la loi khang dinh ve su tro lai cua "doi xanh".

Đánh giá Intel Core i9-12900K: CPU chơi game tốt nhất hiện nay và hơn thế nữa

Flagship của Intel Core thế hệ thứ 12, i9-12900K chính là lời khẳng định về sự trở lại của "đội xanh".
Đánh giá Intel Core i9-12900K: CPU chơi game tốt nhất hiện nay và hơn thế nữa
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: