Tích hợp công nghệ để vận hành thị trường kinh tế số

Đại dịch khiến xu hướng công nghệ thanh toán không tiền mặt đẩy mạnh, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng khó để một công ty công nghệ riêng lẻ đưa ra giải pháp trọn vẹn.


Thông tin được các diễn giả chia sẻ trong tọa đàm về tương lai của nền kinh tế số Việt Nam: Vai trò của Thương mại điện tử sau đại dịch Covid-19, tổ chức sáng 16/10. Tọa đàm do liên minh ba làng công nghệ Fintech - Logistics - Cyber Security tổ chức trong khuôn khổ Techfest 2021.


Các chuyên gia cùng thảo luận để tìm ra giải pháp, trong giai đoạn bình thường mới, lực lượng công nghệ từ các lĩnh vực tài chính, thương mại, logistics và cyber security có thể làm gì để đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế số Việt Nam.


Ông Trần Chí Dũng, Trưởng ban Công nghệ - Đổi mới Sáng tạo, Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) cho rằng, cần phân tích từ vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, từ đó sẽ hình dung công nghệ có thể tham gia ở khâu nào trong các mắt xích.


Bà Nguyễn Thị Thanh Thùy, Đại diện sàn TMĐT Vỏ Sò dẫn thực tế, đại dịch Covid-19 khiến người tiêu dùng dịch chuyển thói quen mua sắm. Thị trường có xu hướng giảm tần suất ra ngoài mua sắm, gia tăng tiết kiệm, trì hoãn chi tiêu cho các sản phẩm không thiết yếu, tập trung vào các sản phẩm thiết yếu và có lợi cho sức khỏe. Xu hướng ủng hộ hàng Việt Nam của người dùng tăng mạnh trong hai năm gần đây.


Khẳng định thị trường thương mại điện tử của Việt Nam rất tiềm năng, song bà Lê Thị Mai Anh, Trưởng Phòng Kinh doanh Bưu chính TMĐT, Tổng công ty Vietnam Post, cũng chỉ ra nhiều thách thức đối với doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số. Bà nhấn mạnh về yêu cầu cao của khách hàng và thị trường, tỉ lệ cạnh tranh gia tăng, tỷ lệ thanh toán tiền mặt trong TMĐT cao đối lập với tỉ lệ ứng dụng CNTT trong E-log (logistics kết hợp thương mại điện tử) còn thấp, thiếu hành lang pháp lý cho hoạt động E-log.


Theo ông Ôn Như Bình, Giám đốc Chiến lược Kinh doanh, Teko Vietnam, xu hướng công nghệ thanh toán không tiền mặt đang thúc đẩy TMĐT. "Đại dịch Covid-19 khiến cho việc sử dụng ví điện tử và các loại hình thanh toán không tiền mặt khác được ưu tiên hơn, thậm chí là bắt buộc", ông nói. Vấn đề còn lại là bài toán của doanh nghiệp trong khâu giải quyết vận tải, quản lý kho bãi và hàng hóa, thanh toán nhanh chóng, an toàn cho khách hàng, trong đó có bài toán kết nối. "Tôi cho rằng không có một công ty công nghệ riêng lẻ nào có thể đưa ra giải pháp trọn vẹn", ông nói.


Bên cạnh đó, các chuyên gia chỉ ra vấn đề quan trọng là an toàn thông tin khi phát triển TMĐT. TS. Lê Quang Minh, Viện Công nghệ thông tin (ĐHQGHN) cho rằng, bảo mật cần đưa thành vấn đề cốt lõi trong doanh nghiệp tham gia bán hàng thương mại điện tử."Việc điều hành kinh doanh cần song hành với bảo mật thông tin, trong đó bảo vệ thông tin khách hàng phải là trách nhiệm hướng đến", ông Minh nói.


TS Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đánh giá, việc đưa các ý kiến chuyên gia trong các lĩnh vực từ 3 làng, giải quyết vấn đề doanh nghiệp, cập nhật xu hướng mới, định hướng tư duy tầm nhìn có ý nghĩa cho các bạn trẻ khởi nghiệp. Ông cũng mong muốn sẽ có nhiều giải pháp sáng tạo mở được hình thành theo xu hướng toàn cầu để kết nối mọi nguồn lực, mọi ngành nghề liên quan cũng giải quyết bài toán thực tế.


Làng Fintech - Logistics - Cyber Security được hình thành trong khuôn khổ Techfest 2021.


Ngày hội Techfest năm nay sẽ được tổ chức tại TP HCM và kết hợp với Tuần lễ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của (WHISE) của thành phố. Ngoài sự kiện chính sẽ có chuỗi hội thảo nhiều lĩnh vực, triển lãm thực tế ảo và hoạt động từ các làng công nghệ như tập huấn, giải đáp thắc mắc, chiến dịch gây quỹ cộng đồng.


Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia Techfest là sự kiện thường niên lớn nhất dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Bộ Ngoại giao, Ủy ban Nhân dân TP HCM và Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI).


Như Quỳnh









Tich hop cong nghe de van hanh thi truong kinh te so


Dai dich khien xu huong cong nghe thanh toan khong tien mat day manh, tuy nhien cac chuyen gia cho rang kho de mot cong ty cong nghe rieng le dua ra giai phap tron ven.

Tích hợp công nghệ để vận hành thị trường kinh tế số

Đại dịch khiến xu hướng công nghệ thanh toán không tiền mặt đẩy mạnh, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng khó để một công ty công nghệ riêng lẻ đưa ra giải pháp trọn vẹn.
Tích hợp công nghệ để vận hành thị trường kinh tế số
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: