Kỳ lạ bộ tộc người đà điểu xuất phát từ một thói quen bất thường

Đặc điểm cơ thể khác lạ của người VaDoma được duy trì qua nhiều thế hệ thực ra có mục đích sâu xa.


Kỳ lạ bộ tộc người đà điểu xuất phát từ một thói quen bất thường - 1

Nói về những bộ lạc thiểu số với tập tục và đặc điểm cơ thể kỳ lạ, không thể không kể tới người VaDoma - hay còn gọi là "người đà điểu" (ostrich tribe).


Sở dĩ có tên gọi này là bởi những người VaDoma có đôi bàn chân khác thường. Thay vì 5 ngón chân như ở đa số người khác, thì bàn chân của họ chỉ có 2 ngón, phồng to và hướng vào nhau như móng vuốt.


Với đôi chân kỳ lạ trông giống chiếc càng tôm hùm, người VaDoma còn được gọi là người Tôm Hùm hay là người Đà Điểu, vì đôi chân và cách đi lại của họ khá giống với đà điểu.


Kỳ lạ bộ tộc người đà điểu xuất phát từ một thói quen bất thường - 2

Trong cộng đồng người VaDoma, cứ 3 người lại có 1 trường hợp sở hữu bàn chân kỳ lạ này. Theo các nhà khoa học, đây là hiện tượng đột biến nhiễm sắc thể số 7. Hiện tượng đột biến này đã diễn ra có thể từ hàng trăm, hàng ngàn năm trước.


Họ tin rằng dòng máu của bộ tộc là thiêng liêng, và những người mắc hội chứng móng vuốt được xem là một món quà được thượng đế ban tặng.


Thực tế cho thấy mặc dù sở hữu đôi chân mà nhiều người coi là "dị tật", song thực tế chúng đã giúp người VaDoma có nhiều ưu thế về khả năng leo trèo, cũng như di chuyển tốt mà không cần phải mang giày, dép.


Giống như loài đà điểu có thể chạy nhanh trên những cánh đồng cỏ, một số tài liệu khoa học tin rằng đôi chân 2 ngón, phồng to là sự tiến hóa thích nghi của người VaDoma với điều kiện liên tục phải di chuyển, leo trèo trong rừng núi.


Trải qua hàng nghìn năm, những người VaDoma chỉ tiến hành giao phối cận huyết để duy trì nòi giống, cũng như kết hôn với người bên ngoài. Điều này càng khiến đặc điểm "chân đà điểu" của bộ tộc được duy trì qua suốt thế hệ này sang thế hệ khác.


Kỳ lạ bộ tộc người đà điểu xuất phát từ một thói quen bất thường - 3

Người VaDoma sống ở phía Tây của Zimbabwe, nhiều nhất là ở các huyện Urungwe và Sipolilo trên thung lũng sông Zambezi. Họ nói tiếng Chikunda (một dạng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ) và tiếng Kore Kore - thổ ngữ của bộ tộc Mkorekore, sống chủ yếu bằng nghề săn bắn, bẫy thú hoang, câu cá, nhặt quả rừng, kiếm mật ong...


Trang phục truyền thống của họ là gần như ở trần, ngoài một miếng vải nhỏ che cơ quan sinh dục. Đàn bà thường địu con trên lưng, còn đàn ông cũng chỉ đeo khố mỏng. Sau này, khi được tiếp cận với văn minh loài người, những người VaDoma bắt đầu mặc quần áo và trang bị một số phụ kiện để hỗ trợ cho cuộc sống thường ngày.


Dẫu vậy trong suốt nhiều thập kỷ, người VaDoma bản địa vẫn từ chối hòa nhập với các cộng đồng thiểu số khác tại Zimbabwe, dù đã được chính quyền địa phương tạo nhiều cơ hội.


Cách ly với văn minh nhân loại, không trường học, không dịch vụ y tế, người dân Vadoma dường như vẫn rất hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình. Có lẽ đó cũng là lý do bộ tộc Người đà điểu còn tồn tại nguyên vẹn đến tận ngày nay.


Minh Khôi









Ky la bo toc "nguoi da dieu" xuat phat tu mot thoi quen bat thuong


Dac diem co the khac la cua nguoi VaDoma duoc duy tri qua nhieu the he thuc ra co muc dich sau xa.

Kỳ lạ bộ tộc "người đà điểu" xuất phát từ một thói quen bất thường

Đặc điểm cơ thể khác lạ của người VaDoma được duy trì qua nhiều thế hệ thực ra có mục đích sâu xa.
Kỳ lạ bộ tộc người đà điểu xuất phát từ một thói quen bất thường
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: