Dưới áp lực của Bắc Kinh, vốn hoá của Alibaba và Tencent bốc hơi 330 tỷ USD trong năm nay

Theo thống kê từ Nikkei, tính đến hết ngày 30 tháng 8, tổng giá trị vốn hoá của hai công ty lớn nhất Trung Quốc là..


Theo thống kê từ Nikkei, tính đến hết ngày 30 tháng 8, tổng giá trị vốn hoá của hai công ty lớn nhất Trung Quốc là Tencent và Alibaba đã giảm tới 330 tỷ USD kể từ cuối năm 2020. Đây là kết quả dễ hiểu khi chính phủ Trung Quốc đang ra sức siết chặt rất nhiều lĩnh vực hoạt động trong nước. Hiện tại, giá trị vốn hoá của Tencent Holdings đang nằm ở mức 574.7 tỷ USD, giảm 20% so với cuối năm 2020. Tình hình của Alibaba thậm chí còn tệ hơn khi bị giảm tới 30%, chỉ còn 440.6 tỷ USD. Điều này đã khiến Alibaba đã rớt từ vị trí thứ 2 xuống thứ 3 trong bảng xếp hạng các công ty lớn nhất khu vực Đông Á
Dưới áp lực của Bắc Kinh, vốn hoá của Alibaba và Tencent bốc hơi 330 tỷ USD trong năm nay
Theo dự phóng của các chuyên gia, giá cổ phiếu của cả hai công ty này có thể sẽ tiếp tục sụt giảm trong thời gian tới. Ngược lại, TSMC đang là công ty có mức tăng trưởng mạnh mẽ, thậm chí là công ty duy nhất có giá trị vốn hoá tăng trưởng dương trong top 5. Công ty đã vươn lên vị trí thứu 2 với 564.4 tỷ USD, tăng 15% so với thời điểm cuối 2020. Thậm chí từng có lúc, TSMC vượt lên trên cả Tencent Holdings.

Việc TSMC có thể cải thiện vị trí trong bảng xếp hạng không chỉ cho thấy sự sụt giảm của các công ty công nghệ Trung Quốc, nó còn phản ánh nhu cầu thực tế của thị trường chất bán dẫn. Đây đang là một trong những công ty sản xuất bán dẫn và vi xử lý lớn nhất thế giới. Cũng tương tự như TSMC, Contemporary Amperex Technology Ltd. và BYD Auto cũng chứng kiến sự tăng trưởng tốt. Đây là hai công ty hoạt động trong lĩnh vực pin ô tô và xe điện, thứ công nghệ có thể đem lại nhiều sự thay đổi trong tương lai và định hình lại lĩnh vực giao thông vận tải.

Sự tăng giảm mang tính chất phân hoá cho thấy Bắc Kinh đang tác động nhiều đến thị trường đông dân nhất thế giới này. Ví dụ, cả Tencent và Alibaba đều là “nạn nhân” của các vụ phạt tiền chống độc quyền cũng như các chính sách/quy định cứng rắn như hạn chế niêm yết do chính phủ ban hành. Các công ty sản xuất rượu hạng như Kweichow Moutai và Wuliangye Yibin cũng chứng kiến vốn hoá bốc hơi từ 20-30% do Trung Quốc bắt đầu đưa ra các quy định siết chặt các mặt hàng xa xỉ phẩm.

Ngược lại, các công ty hoạt động ở lĩnh vực ô tô điện EV và pin ô tô đang được chính phủ hậu thuẫn vì họ đang nhắm đến mục tiêu phát triển bền vững và xây dựng một nền kinh tế xanh. Do đó, không ngạc nhiên khi Contemporary Amperex Technology Ltd. và BYD Auto đều vươn lên vị trí cao trong bảng xếp hạng. Hiện tại, các công ty này đang tiếp tục nhận được nhiều sự hỗ trợ cả về vật chất lẫn chính sách để phát triển. Được biết, Bắc Kinh đang hướng đến việc trung hoà lượng phát thải carbon trong năm 2060.
Nói thêm một chút về bảng xếp hạng 200 công ty có vốn hoá lớn nhát khu vực. Hiện tại, Trung Quốc đang chiếm hơn 50% số công ty trong này, khi mà vào khoảng năm 1990 thì đây là con số 0 tròn trĩnh. Hàn Quốc từng chiếm 10% thị phần vốn hoá vào những năm 2010, hiện tại cũng đã giảm về mức 6%. Đáng chú ý nhất phải đề cập đến Nhật Bản. Họ từng nắm tới 38% thị phần trong bảng xếp hạng này, nhưng hiện tại chỉ còn 27% và Toyota là công ty duy nhất của Nhật còn đang trụ được trong top 10.

Theo Nikkei

trung quốcchính phủquy địnhtencentvốn hóaalibaba









Duoi ap luc cua Bac Kinh, von hoa cua Alibaba va Tencent boc hoi 330 ty USD trong nam nay


Theo thong ke tu Nikkei, tinh den het ngay 30 thang 8, tong gia tri von hoa cua hai cong ty lon nhat Trung Quoc la..

Dưới áp lực của Bắc Kinh, vốn hoá của Alibaba và Tencent bốc hơi 330 tỷ USD trong năm nay

Theo thống kê từ Nikkei, tính đến hết ngày 30 tháng 8, tổng giá trị vốn hoá của hai công ty lớn nhất Trung Quốc là..
Dưới áp lực của Bắc Kinh, vốn hoá của Alibaba và Tencent bốc hơi 330 tỷ USD trong năm nay
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: