Bộ trưởng Bộ Giáo dục Ấn Độ Dharmendra Pradhan cho biết mô hình này sẽ được thực hiện thông qua Viện Đào tạo mở quốc gia..


Bộ trưởng Bộ Giáo dục Ấn Độ Dharmendra Pradhan cho biết mô hình này sẽ được thực hiện thông qua Viện Đào tạo mở quốc gia (NIOS) và bản chất sẽ hoạt động hoàn toàn bằng hình thức kỹ thuật số. Mô hình trường học ảo là sáng kiến đầu tiên của loại hình này ở Ấn Độ, sẽ cung cấp các nền tảng học tập số tiên tiến thông qua các phòng học và phòng thí nghiệm ảo.


Theo Bộ trưởng Dharmendra Pradhan sự sẵn có của trường học dựa trên nền tảng kỹ thuật số sẽ mang lại lợi ích cho những người không thuộc hệ thống trường học hiện có. Động thái này nhấn mạnh việc chính phủ đang thúc đẩy tăng cường ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giáo dục. Đây là một mô hình học tập mới và là một ví dụ về cách tận dụng công nghệ và đổi mới nhằm tạo điều kiện cho việc hòa nhập nhiều hơn trong giáo dục.


Theo dựa án này, việc đánh giá và thi cử của học sinh sẽ diễn ra thông qua chương trình từ xa. Học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 sẽ có các lựa chọn để tham gia vào một trường học ảo. Trong những trường học như vậy, các lớp học được thực hiện ảo nhưng sẽ dựa trên hoạt động và kiến thức trong sách giáo khoa cũng dựa trên trải nghiệm. Kết quả chấm thi cũng sẽ được thông báo dưới dạng điện tử.


Theo NIOS, trường học ảo giống như một nền tảng trực tuyến 'với sứ mệnh cho phép người học có thể tiếp cận với nền giáo dục đẳng cấp thế giới, giá cả phải chăng để nâng cao kết quả học tập'.


Ngoài ra, trường cũng sẽ cung cấp các chứng chỉ để nâng cao cơ hội tuyển dụng của sinh viên và có thể được cung cấp quyền truy cập vào các bảng tin cũng như cổng thông tin việc làm để tham khảo các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp.


Ông Pradhan cho biết chương trình học được Hội đồng Nghiên cứu và Đào tạo giáo dục quốc gia (NCERT) phát triển nhằm tạo điều kiện cho giáo viên và phụ huynh có thể đánh giá sự tiến bộ trong học tập của học sinh. Chương trình này bao gồm kế hoạch hàng tuần về 'các hoạt động thử thách, có tham chiếu đến kết quả học tập, chủ đề và các kiến thức lấy từ đề cương hoặc sách giáo khoa'.


Theo ông Pradhan, Chính sách giáo dục quốc gia đã khuyến nghị việc ứng dụng các phương thức giáo dục kỹ thuật số và vật lý. Theo đó, Bộ Giáo dục cũng đang cố gắng xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết và một môi trường thuận lợi để cung cấp giáo dục trên cả ba phương thức: vật lý, kỹ thuật số và kết hợp.


Đầu tháng này, Bộ Giáo dục Ấn Độ cũng đã phối hợp với Hội đồng Giáo dục Trung học Trung ương (CBSE) và một tập đoàn lớn sản xuất chip tư nhân để khởi động một chương trình kỹ năng trí tuệ nhân tạo (AI) cho tất cả mọi người - 'AI for All'. Chương trình nhằm mục đích cung cấp sự hiểu biết cơ bản về AI cho tất cả công dân Ấn Độ.


Theo OpenGov Asia, chương trình đã khởi chạy một mô-đun học tập kéo dài 4 giờ, giải thích về AI theo cách phù hợp với cả những đối tượng mới làm quen. Khóa học có hai phần: nhận thức AI và đánh giá AI. Vào cuối mỗi giai đoạn, người tham gia sẽ được cấp huy hiệu kỹ thuật số được cá nhân hóa để có thể chia sẻ trên mạng xã hội. 


Chương trình được thiết kế phù hợp với Chiến lược quốc gia về AI của Viện Quốc gia về thay đổi Ấn Độ (NITI Aayog), tập trung vào việc tận dụng công nghệ để tăng trưởng toàn diện và phát triển các giải pháp quy mô lớn cho nhu cầu xã hội.


Chia sẻ về chương trình này, Biswajit Saha, Giám đốc Kỹ năng và Đào tạo tại CBSE nhấn mạnh: 'AI for All' là một trong những chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về AI lớn nhất trên toàn thế giới và sẽ giúp 'khám phá AI một cách toàn diện, củng cố vị thế của Ấn Độ với tư cách là nhà lãnh đạo toàn cầu về các công nghệ mới nổi'./.









An Do ra mat truong hoc ao nham tang kha nang tiep can giao duc


Bo truong Bo Giao duc An Do Dharmendra Pradhan cho biet mo hinh nay se duoc thuc hien thong qua Vien Dao tao mo quoc gia..

Ấn Độ ra mắt trường học ảo nhằm tăng khả năng tiếp cận giáo dục

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Ấn Độ Dharmendra Pradhan cho biết mô hình này sẽ được thực hiện thông qua Viện Đào tạo mở quốc gia..
Ấn Độ ra mắt trường học ảo nhằm tăng khả năng tiếp cận giáo dục
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: