Đánh giá Dell XPS 13 Developer Edition: Core i7, Ram 16 GB đầy sức mạnh

Dell đã thực hiện một số tinh chỉnh ví dụ như: Webcam nay có hỗ trợ Windows Hello, một phiên bản màu trắng tuyết, tốc độ..


Dell đã thực hiện một số tinh chỉnh ví dụ như: Webcam nay có hỗ trợ Windows Hello, một phiên bản màu trắng tuyết, tốc độ RAM được nâng từ 3.733 MHz lên 4.267 MHz, phần touchpad cho cảm giác nhấn êm hơn và tốc độ đọc của cổng microSD cũng được cải thiện. Tất cả nâng cấp trên đều là tin tốt cho fan của dòng máy, nhưng tiêu điểm của nâng cấp lần này lại chính là bộ vi xử lý.


CPU Intel Core i7 1165G7 hiện tại là cấu hình CPU cao nhất trên XPS 13 2-in-1 (2020), ngoài ra còn có các phiên bản Core i3 và i5. Ở mẫu máy được đánh giá, con chip Core i7 có thể xử lý tốt những tác vụ văn phòng, bao gồm mở tầm 10 tab Chrome, một số ứng dụng như Slack và Spotify, và một số tác vụ tải, copy file và một số tác vụ văn phòng chạy dưới nền khác mà không hề gặp vấn đề gì.


Cấu hình

CPU Intel Core i7-8550U
GPU Intel UHD 620
RAM 16GB 
Bộ nhớ 512GB PCIe SSD
Kích thước màn hình 13.3-inch
Độ phân giải 3840 x 2160
Khối lượng 1.21kg
Kích thước 302 x 199 x 11.6mm

Thiết kế

Dù sở hữu vẻ ngoài tương tự như phiên bản tiền nhiệm, Dell XPS 13 Developer Edition vẫn có những thay đổi nhất định khiến cho trải nghiệm người dùng trở nên tối ưu nhất có thể. Phiên bản này được trang bị thêm chuẩn mực kết nối tốc độ cao Thunderbolt 3, cho phép người dùng liên kết với nhiều loại thiết bị ngoại vi hơn bao giờ hết.


Vỏ ngoài kim loại mạ bạc có chút thay đổi so với phiên bản trước, nhưng về mặt tổng thể, máy vẫn giữ được những điểm mạnh trong thiết kế tối giản của phiên bản tiền nhiệm. Điều này khiến cho chiếc laptop rất phù hợp để mang theo đi làm.


Đánh giá Dell XPS 13 Developer Edition: Core i7, Ram 16 GB đầy sức mạnh

Phiên bản mà chúng tôi sử dụng hệ điều hành Linux có lựa chọn màu sắc bạc trắng. Nếu bạn chọn phiên bản hệ điều hành Windows, bạn có lựa chọn màu sắc vỏ máy vàng kết hợp với phần nội thất trắng ngà.


Phiên bản Dell XPS 13 Developer Edition này có kích thước và khối lượng được rút gọn so với phiên bản trước, nhỏ hơn 24% so với chiếc 9360. Để đạt được kích thước ấn tượng này, Dell đã giảm đi dung tích của pin (từ 60 Wh xuống còn 52 Wh). Tuy có dung tích pin nhỏ hơn, thời lượng pin của máy vẫn được giữ nguyên nhờ được trang bị chip xử lý hiệu quả và có độ tối ưu tốt với các phần mềm hệ thống.


Dell thay thế các cổng USB Type-A kích thước lớn để đổi lấy các cổng USB Type-C kích thước nhỏ hơn, khiến cho thân máy của chiếc Dell XPS 13 Developer Edition mỏng hơn so với phiên bản tiền nhiệm. Máy cũng được trang bị khe đọc thẻ nhớ microSD thay vì thẻ SD nhằm giúp giảm thiểu kích thước của chiếc laptop.


Vì sở hữu một thân máy mỏng hơn, Dell XPS 13 Developer Edition được trang bị một bàn phím có cơ chế nút mới nhưng vẫn đem lại trải nghiệm nhập liệu tốt cho người dùng.


Máy được trang bị webcam hồng ngoại, cho phép người dùng đăng nhập bằng phương pháp nhận diện khuôn mặt. Nút nguồn của máy được đặt trên thân máy, có chức năng kiêm luôn bảo mật vân tay, tuy nhiên tính năng này chỉ có ở phiên bản sử dụng hệ điều hành Windows.


Dell XPS 13 Developer Edition được sạc pin thông qua cổng USB Type-C. Máy được bán kèm với một cục sạc tốc độ cao cộng với 3 dây cáp kết nối Type-C.


Lựa chọn cấu hình

Phiên bản 9360 của dòng máy XPS có các lựa chọn cấu hình hơi khó hiểu một chút do dòng máy này được tái sản xuất giữa chừng mà không có thay đổi nào về tên gọi. Những dòng laptop phiên bản đời đầu được trang bị chip Intel thế hệ 7 trong khi những thiết bị đời sau sở hữu các dòng chip Intel thế hệ 8. Phiên bản Developer Edition mà chúng tôi review ngày hôm nay cũng được trang bị dòng chip Intel thế hệ 8, cụ thể là Core i7-8550U.


Màn hình chất lượng cao của máy được đẩy lên một tầm cao mới với độ phân giải được cải thiện từ QHD+ lên 4K (máy vẫn có lựa chọn màn hình Full HD). Lựa chọn màn hình cao cấp nhất của dòng máy đem lại chất lượng hình ảnh tuyệt đỉnh, với các chi tiết được thể hiện sắc nét và độ tương phản màu sắc ấn tượng.


Kiến thức hay  Đánh giá Dell Inspiron 13 7000 2-in-1. Laptop lai thiết kế cao cấp, hiệu năng tốc độ


Dòng máy Developer Edition có những lựa chọn cấu hình dung lượng RAM là 8 hoặc 16GB, lựa chọn dung lượng bộ nhớ SSD bao gồm 256, 512 hoặc 1TB.


Có một điều cần lưu ý là dù Dell XPS 13 Developer Edition là một chiếc laptop mạnh mẽ, máy dựa vào GPU liền Intel UHD 620 để thực hiện các công việc liên quan đến đồ họa, vậy nên đây không phải là chiếc laptop phù hợp để chơi nhưng tựa game cấu hình cao.


Hiệu suất sử dụng

Apache 27120.47
C-Ray 37.80
Ramspeed fp 16104.05
Ramspeed int 16463.21
Postmark 2186

Kết quả của các bài benchmark


XPS 13 Developer Edition sử dụng hệ điều hành Ubuntu 16.04 LTS, là một chiếc laptop hiệu năng mạnh mẽ. Chúng tôi kiểm tra khả năng xử lý đời thật của máy với 30 tab Chrome, trong đó có 3 tab chạy video HD trên Youtube. Trong suốt quá trình kiểm tra, máy không gặp bất cứ tình trạng giật lag nào.


Không những được trang bị những linh kiện mới, máy còn có khả năng tản nhiệt cải thiện so với phiên bản tiền nhiệm. Trong suốt các bài kiểm tra hiệu suất sử dụng của chúng tôi, máy luôn giữ mức nhiệt độ tỏa ra ở mức ổn định.


Trong quá trình sử dụng hàng ngày, 9370 là một thiết bị tuyệt vời, cho phép bạn làm việc hiệu quả hơn bao giờ hết. Máy có tính di động cao, hiệu năng tốc độ và đem lại trải nghiệm sử dụng tuyệt vời nhờ được trang bị một màn hình đẹp và bàn phím thoải mái, cùng với khả năng kết nối Wifi tốc độ cao. Ngoại trừ những lúc bạn phải sử dụng cáp chuyển đổi để kết nối các thiết bị ngoại vi với chiếc laptop, chiếc laptop không có nhiều điểm đáng để phàn nàn.


Như chúng tôi đã nhắc qua bên trên, để sản xuất ra một chiếc laptop có thân máy nhỏ hơn, hãng đã thu gọn kích thước của quả pin. Tuy nhiên trong bài kiểm tra thời lượng pin của chúng tôi, chiếc XPS 13 Developer Edition không có kết quả khác biệt quá nhiều khi so sánh với phiên bản tiền nhiệm. Bạn vẫn có thể làm việc cả ngày với chiếc laptop này một cách thoải mái mà không phải lo lắng nhiều đến vấn đề hết pin giữa chừng.


Chiếc laptop đạt điểm số hiệu năng tổng thể ấn tượng khi được chấm với Geekbench 4.3, với kết quả ấn tượng đo được là 9,127 điểm, vượt trội khi so sánh với mức trung bình phân khúc (7,542 điểm). Các đối thủ cạnh tranh của máy bao gồm HP Spectre x360 và Lenovo Yoga 920 có kết quả thấp hơn ở bài kiểm tra này, với kết quả đo được lần lượt là 8,125 và 8,328 điểm.


XPS 13 Developer Edition cũng làm tốt trong bài kiểm tra tốc độ đọc chép dữ liệu. Ổ SSD của máy copy 1 tệp tin 4.97GB với tốc độ chép dữ liệu là 712 MBps, nhanh hơn nhiều so với mức trung bình 574 MBps của dòng laptop cùng phân khúc. Kết quả này của máy nhanh hơn khi so sánh với Yoga 920 (652 MBps). HP Spectre x360 là chiếc laptop dành chiến thắng trong bài kiểm tra này, với kết quả đo được là 831 MBps.


Màn hình

Phiên bản XPS 13 Developer Edition mà chúng tôi sử dụng để viết bài review được trang bị màn hình kích thước 13.3 inch, độ phân giải 4K. Màn hình của máy đem lại trải nghiệm hình ảnh tuyệt vời, với màu sắc sống động và độ sáng rực rỡ.


Kiểm tra khả năng thể hiện dải màu của máy với máy đo màu, chiếc laptop Dell đạt kết quả là 145% dải sRGB, vượt qua mức trung bình của dòng laptop cùng phân khúc, trong đó bao gồm Yoga 920 (123%) và Spectre x360 (141%).


Màn hình của máy có chỉ số độ sáng là 345 nit, cao hơn so với mức trung bình phân khúc là 329 nit.


Đối thủ cạnh tranh

Nếu bạn muốn mua một chiếc laptop sử dụng hệ điều hành Linux, có chất lượng build cao và hiệu năng tốc độ, thì trên thị trường hiện nay không có bất cứ lựa chọn nào tốt hơn chiếc Dell XPS 13 Developer Edition.


Về mặt phần cứng, Lenovo Yoga 920 là một lựa chọn thay thế không tồi, trong khi Surface Laptop có cấu hình tương đương và HP Spectre x360 là chiếc đối thủ sử dụng hệ điều hành Windows đáng gờm của chiếc XPS 13.


Tổng kết

Dell đã làm tốt trong việc sản xuất chiếc 9370. Ngoài trừ điểm hạn chế là vị trí bất tiện của webcam, XPS 13 Developer Edition là một chiếc laptop đạt gần nhất đến điểm 10 hoàn hảo trên thị trường hiện nay.


Nếu phải khắt khe hơn một chút, thì chúng tôi nghĩ khả năng cảm ứng màn hình của phiên bản hệ điều hành Linux là hơi thừa. Tuy nhiên nếu bạn cần một chiếc laptop chạy hệ điều hành Linux thì XPS 13 Developer là chiếc laptop xuất sắc nhất trên thị trường hiện nay.


Có một điểm mà bạn phải làm quen đó là máy không được trang bị cổng USB Type-A truyền thống, vậy nên bạn sẽ phải thường xuyên mang theo các sợi cáp chuyển đổi nếu muốn sử dụng chuột ngoài để làm việc. Điểm hấp dẫn chính của chiếc XPS 13 chính là kích thước và khối lượng thân máy.









Danh gia Dell XPS 13 Developer Edition: Core i7, Ram 16 GB day suc manh


Dell da thuc hien mot so tinh chinh vi du nhu: Webcam nay co ho tro Windows Hello, mot phien ban mau trang tuyet, toc do..

Đánh giá Dell XPS 13 Developer Edition: Core i7, Ram 16 GB đầy sức mạnh

Dell đã thực hiện một số tinh chỉnh ví dụ như: Webcam nay có hỗ trợ Windows Hello, một phiên bản màu trắng tuyết, tốc độ..
Đánh giá Dell XPS 13 Developer Edition: Core i7, Ram 16 GB đầy sức mạnh
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: