Hóa thạch bò biển 40 triệu năm tuổi trên sa mạc

Ai Cập - Hóa thạch cổ xưa hé lộ sa mạc Phía Đông khô cằn từng là vùng biển nông, nơi tổ tiên bò biển sinh sống và ăn cỏ.


Sa mạc Phía Đông, Ai Cập, là nơi cư trú của những họ hàng cổ đại của bò biển và lợn biển vào cuối thế Eocene, nghĩa là khoảng 35-40 triệu năm trước, Ancient Origins hôm 19/10 đưa tin. Nghiên cứu mới được trình bày tại hội thảo thường niên của Hiệp hội Cổ sinh vật học Động vật có xương sống. Hội thảo năm nay diễn ra online do ảnh hưởng của Covid-19.Nhóm nghiên cứu tìm thấy hóa thạch của một sinh vật thuộc bộ Bò biển (Sirenia), gồm các đoạn xương sống, xương sườn và xương chi, năm 2019. "Nó là một cá thể gần như đã trưởng thành", Mohamed Korany Ismail Abdel-Gawad, giảng viên và giám sát viên tại Phòng thí nghiệm Cổ sinh vật học Động vật có xương sống thuộc Đại học Cairo, cho biết. Đến nay, đây là hóa thạch bò biển duy nhất từ cuối thế Eocene được tìm thấy tại sa mạc Phía Đông.Giống như cá voi, tổ tiên của bộ Bò biển từng sống trên cạn trước khi chuyển xuống biển. Loài vật xuất hiện sớm nhất trong bộ này là Pezosiren portelli, xuất hiện cách đây khoảng 50 triệu năm, vào giữa thế Eocene. Chúng sống nửa trên cạn, nửa dưới nước, vẫn có chân trước và chân sau giống như những động vật trên cạn. Qua thời gian, bộ thú biển ăn cỏ này chuyển sang sống hoàn toàn dưới nước. Cuối thế Eocene, khi bò biển ở sa mạc Phía Đông Ai Cập đang sống, mọi loài bò biển đã mất chân sau còn chân trước biến thành chân chèo.Bò biển ngày nay ăn cỏ biển, thực vật mọc ở vùng nước tương đối nông và trong để nhận ánh sáng và quang hợp. Điều này có vẻ vẫn đúng với hầu hết bò biển trong quá trình tiến hóa. Đây là lý do khiến bò biển đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về môi trường cổ xưa.Hóa thạch mới phát hiện thuộc họ bò biển dugong. Nó cung cấp thêm bằng chứng cho thấy sa mạc Phía Đông từng là một môi trường biển nông. "Vì là thú ăn cỏ, chúng sống ở gần bờ biển và trong vùng đất ngập nước ven biển", Abdel-Gawad nói.Các nhà khoa học từng tìm thấy nhiều hóa thạch bò biển từ thế Eocene (34-56 triệu năm trước) và thế Oligocene (23-34 triệu năm trước) ở Ai Cập, nhất là vùng Fayum, sa mạc Phía Tây. Chúng cũng xuất hiện ở những khu vực khác thuộc châu Phi mà ngày nay là đất cạn như Libya, Somalia, Togo và Madagascar. Ai Cập ngày nay vẫn là nơi cư trú của một quần thể nhỏ bò biển dugong Hồng Hải.Thu Thảo (Theo Ancient Origins) Phát hiện hóa thạch bò sát đào hang 'kỳ dị'Phát hiện phôi thai cá 385 triệu năm tuổi







Hoa thach bo bien 40 trieu nam tuoi tren sa mac


Ai Cap - Hoa thach co xua he lo sa mac Phia Dong kho can tung la vung bien nong, noi to tien bo bien sinh song va an co.

Hóa thạch bò biển 40 triệu năm tuổi trên sa mạc

Ai Cập - Hóa thạch cổ xưa hé lộ sa mạc Phía Đông khô cằn từng là vùng biển nông, nơi tổ tiên bò biển sinh sống và ăn cỏ.
Hóa thạch bò biển 40 triệu năm tuổi trên sa mạc
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: