Vì sao 21/6 là ngày dài nhất trong năm ở Việt Nam?

Vào ngày 21/6, Hà Nội ghi nhận thời gian Mặt Trời chiếu sáng có thể kéo dài hơn 13 tiếng, trong khi TPHCM cũng ghi nhận ngày dài hơn các tháng trong năm.


Hạ chí 21/6: Việt Nam bước vào ngày dài nhất trong năm


Vì sao 21/6 là ngày dài nhất trong năm ở Việt Nam? - 1

Vào 09:42 sáng ngày 21/6 (theo giờ Việt Nam), hạ chí chính thức diễn ra, đánh dấu ngày dài nhất trong năm đối với các quốc gia nằm ở Bắc bán cầu, trong đó có Việt Nam.


Hạ chí là hiện tượng thiên văn học có chu kỳ cố định diễn ra mỗi năm một lần vào khoảng 20-21/6, không chỉ mở ra mùa hè chính thức theo lịch thiên văn, mà còn biểu hiện cho những quy luật chuyển động của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.


Sự kiện này xảy ra khi trục quay Trái Đất nghiêng 23,5 độ, khiến Mặt Trời chiếu sáng vuông góc vào buổi trưa tại chí tuyến Bắc, vĩ độ 23,5 độ Bắc – điểm xa nhất về phía Bắc nơi Mặt Trời có thể chiếu thẳng.


Tại thời điểm hạ chí diễn ra, Mặt Trời đạt vị trí cao nhất trên bầu trời trong năm đối với người quan sát ở Bắc bán cầu, kéo theo đó là thời gian ban ngày dài nhất.


Đối với các thành phố nằm xa về phía Bắc như Oslo (Na Uy), Mặt Trời thậm chí có thể không lặn trong suốt 24 giờ, lý giải cho hiện tượng được gọi là "đêm trắng".


Còn ở Hà Nội, thời gian Mặt Trời chiếu sáng có thể kéo dài hơn 13 tiếng, trong khi TP HCM cũng ghi nhận ban ngày dài hơn mức trung bình các tháng trong năm, theo TimeandDate.


Ngược lại, các quốc gia nằm ở Nam bán cầu như Úc, New Zealand hay Nam Phi lại đang bước vào ngày đông chí, khi Mặt Trời ở vị trí thấp nhất trên bầu trời và thời gian chiếu sáng rút ngắn đến mức tối thiểu.


Trục nghiêng Trái Đất và quy luật chuyển mùa


Vì sao 21/6 là ngày dài nhất trong năm ở Việt Nam? - 2

Hiện tượng hạ chí xảy ra do trục nghiêng của Trái Đất thay đổi, xuất phát từ vụ va chạm hàng tỷ năm trước giữa Trái Đất sơ khai và một thiên thể có kích thước tương đương Sao Hỏa. Sự kiện đã tạo ra cả Mặt Trăng và góc nghiêng trục quay đặc trưng ngày nay.


Trục nghiêng này dao động rất nhỏ, khoảng 22,1–24,5 độ theo chu kỳ hàng chục nghìn năm, và không thay đổi đáng kể trong ngắn hạn.


Chính nhờ trục nghiêng 23,5 độ mà những vùng ngoài vùng xích đạo mới có 4 mùa rõ rệt trong năm, cùng các điểm xuân phân, thu phân, hạ chí và đông chí (còn vùng gần xích đạo có 2 mùa chính mưa - khô). Đây là những mốc đánh dấu sự chuyển tiếp rõ ràng trong chu kỳ khí hậu và ánh sáng.


Từ thời cổ đại, con người đã sớm nhận ra quy luật này và để lại những dấu ấn ấn tượng như các công trình thiên văn khổng lồ: Stonehenge (Anh) được xây dựng để hướng về điểm mọc của Mặt Trời vào ngày hạ chí; hay Kim tự tháp Chichén Itzá (Mexico) nơi bóng đổ tạo thành hình con rắn thần Kukulkan vào xuân phân và thu phân.


Những di sản này chứng minh rằng con người đã từ rất lâu biết quan sát, tính toán và gắn bó sâu sắc với các hiện tượng thiên văn.


Với người hiện đại, ngày hạ chí không chỉ là dấu mốc trong thiên văn học mà còn có ý nghĩa trong đời sống thường nhật, nhất là trong nông nghiệp, văn hóa và các ngành phụ thuộc vào ánh sáng.


Ngoài ra, các nhà thiên văn học cũng tận dụng các tháng mùa hè để quan sát các chòm sao mùa hè như Thiên Hạt, Thiên Cầm và Thiên Long, cùng các hiện tượng trăng rằm tháng 6 hay mưa sao băng sắp diễn ra.


Theo www.space.com







Vi sao 21/6 la ngay dai nhat trong nam o Viet Nam?


Vao ngay 21/6, Ha Noi ghi nhan thoi gian Mat Troi chieu sang co the keo dai hon 13 tieng, trong khi TPHCM cung ghi nhan ngay dai hon cac thang trong nam.

Vì sao 21/6 là ngày dài nhất trong năm ở Việt Nam?

Vào ngày 21/6, Hà Nội ghi nhận thời gian Mặt Trời chiếu sáng có thể kéo dài hơn 13 tiếng, trong khi TPHCM cũng ghi nhận ngày dài hơn các tháng trong năm.
Vì sao 21/6 là ngày dài nhất trong năm ở Việt Nam?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: