AI đã trở thành công cụ để yêu thương, kết nối và trao quyền cho trẻ em

Nhìn lại những nỗ lực sáng tạo của các em học sinh Việt Nam trong cuộc thi “AI for Good Việt Nam 2025”, Viện trưởng Viện MSD Nguyễn Phương Linh, nhận xét: AI đã trở thành công cụ để yêu thương, để kết nối, để trao quyền cho trẻ em.


Lễ tổng kết và trao giải “AI for Good Việt Nam 2025”, cuộc thi về ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI vào giải quyết các vấn đề thực tiễn dành riêng cho học sinh Việt Nam đã được Viện Nghiên cứu quản lý Phát triển bền vững - MSD và Tổ chức Giáo dục InterEdu phối hợp tổ chức chiều ngày 20/5 tại Hà Nội.


Cuộc thi thu hút gần 900 đội đến từ 48 tỉnh, thành phố, với gần 450 sản phẩm dự thi hợp lệ, tập trung giải quyết các vấn đề: Sức khỏe tâm thần, bình đẳng giới, bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa, hỗ trợ người yếu thế...


Sau các vòng đánh giá, 45 đội thi được chọn vào Top 15 của 3 bảng Tiểu học, THCS và THPT. Trong đó, Top 5 xuất sắc nhất mỗi bảng đã bước vào vòng chung kết diễn ra ngày 10/5, với phần thuyết trình, phản biện và bảo vệ ý tưởng trực tiếp trước Hội đồng Giám khảo.


Các dự án dự vòng chung kết đều thể hiện sự sáng tạo nổi bật, khả năng ứng dụng AI vào giải quyết các vấn đề như: hỗ trợ người khuyết tật, người già, giáo dục cá nhân hóa, tái chế rác thải, bảo tồn di sản văn hóa, chăm sóc sức khỏe tinh thần... Một số ý tưởng được giám khảo đánh giá có tiềm năng thử nghiệm thực tiễn ngay sau cuộc thi.


W-hoc sinh ung dung AI 001.jpg
Nhóm học sinh trường Nguyễn Siêu giành giải Nhất bảng Tiểu học. Ảnh: H.My

Tại sự kiện chiều 20/5, 3 dự án xuất sắc hơn cả của các nhóm học sinh Tiểu học, THCS và THPT đã được công bố và trao giải Nhất cuộc thi. Trong đó, dự án “Trash to Treasure – AI phân loại rác thân thiện môi trường” của nhóm học sinh trường Tiểu học Nguyễn Siêu giành giải Nhất bảng Tiểu học; dự án “Eatkleen – Giải pháp AI chống lãng phí thực phẩm” của các học sinh trường phổ thông liên cấp Olympia giành giải Nhất bảng THCS; và giải Nhất bảng THPT đã thuộc về nhóm học sinh liên minh các trường THPT Chu Văn An, Phan Huy Chú, Đống Đa với dự án “HOMI – Ứng dụng AI đồng hành cảm xúc trong các mối quan hệ gia đình, giúp kết nối thế hệ, thấu hiểu và sẻ chia”.


W-hoc sinh ung dung AI 002.jpg
Đội Galleco đến từ trường Olympia (Hà Nội) được trao giải Nhất bảng THCS với dự án ứng dụng AI giúp người dùng nhận diện thực phẩm gần hết hạn, đề xuất công thức nấu ăn phù hợp và giảm lãng phí thực phẩm. Ảnh: H.My

Bên cạnh 3 giải Nhất, Ban tổ chức cũng đã trao 3 giải Nhì, 3 giải Ba và 6 giải Triển vọng cho những ý tưởng, sáng kiến ứng dụng AI của các nhóm học sinh ở 3 bảng thi. Theo Ban tổ chức, các sáng kiến được trao giải năm nay thể hiện tư duy thiết kế, tính nhân văn và ứng dụng công nghệ hiện đại như AI thị giác, chatbot, IoT, phân tích cảm xúc...


Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao các giải phụ gồm “Trường học xuất sắc nhất”, “Trường học tích cực nhất” và “Đội trưởng xuất sắc nhất”, qua đó khẳng định vai trò của nhà trường, thầy cô và người dẫn dắt trong hành trình đổi mới sáng tạo vì cộng đồng.


W-hoc sinh ung dung AI 003.jpg
Ban tổ chức trao giải Nhất bảng THPT cho nhóm học sinh có ý tưởng ứng dụng AI đồng hành cảm xúc trong các mối quan hệ gia đình. Ảnh: H.My

Đại diện Ban tổ chức, bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD nhấn mạnh những thông điệp của cuộc thi, đó là: Chúng ta đang sống trong thời đại mà công nghệ phát triển từng phút, nhưng con người vẫn là trung tâm và học sinh là nguồn nhân lực đổi mới sáng tạo tương lai, kiến tạo sự tử tế, có trách nhiệm; AI có thể học rất nhanh nhưng chính con người mới dạy AI những giá trị sống còn; giáo dục chính là chìa khóa để thế hệ trẻ không bị bỏ lại phía sau và được trao quyền để dẫn dắt.


W-hoc sinh ung dung AI 1.JPG.jpg
Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD chia sẻ tại lễ tổng kết và trao giải cuộc thi. Ảnh: H.My

Nhìn lại hành trình nỗ lực sáng tạo của các em học sinh tham gia “AI for Good Việt Nam 2025”, bà Nguyễn Phương Linh nhấn mạnh: AI không còn là mục tiêu, AI đã trở thành công cụ để yêu thương, kết nối và trao quyền. Xúc động, ngạc nhiên và tự hào là cảm xúc xuyên suốt của những người tổ chức cuộc thi.


“Điều khiến tôi xúc động nhất là hành trình các em tư duy, tìm kiếm giải pháp và sử dụng công nghệ để thay đổi cách thế giới xung quanh vận hành. Từ ý tưởng tái chế những đồ vật hàng ngày các em dùng, phát hiện và giảm bạo lực ngôn từ, bạo lực học đường xung quanh mình tới các ý tưởng để chăm sóc sức khỏe tâm thần, tiếp cận giáo dục cho trẻ em khuyết tật, cảnh báo thiên tai, bảo vệ di sản văn hóa... Các ý tưởng dù to, dù nhỏ đều có tính nhân văn cao, và trong tiến trình đó, công nghệ không phải là đích đến mà là công cụ để cho cuộc sống và thế giới tốt đẹp hơn”, bà Nguyễn Phương Linh chia sẻ.


Đại diện Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam, bà Fleur Gribnau, Thư ký thứ nhất nhận xét: Cuộc thi “AI for Good Việt Nam 2025” không đơn thuần dạy học sinh viết mã, mà còn giúp các em sử dụng công nghệ một cách sáng tạo, có trách nhiệm và vì cộng đồng. Từ khí hậu đến văn hóa, từ giáo dục đến sức khỏe, các sáng kiến của học sinh Việt Nam đã chứng minh rằng các em hoàn toàn có thể trở thành những người dẫn dắt công nghệ tử tế trong tương lai.


Ở góc độ của Hội đồng Giám khảo, Giám đốc công nghệ UNIKON Đinh Trần Tuấn Linh chia sẻ: “Tôi rất thích tư duy làm chủ của các em với AI, không chỉ là bằng AI và cùng AI để tạo nên sự thay đổi. Tôi từng đánh giá hàng trăm dự án khởi nghiệp công nghệ, nhưng ở AI for Good, điều khiến tôi xúc động là những học sinh nhỏ tuổi lại có khả năng tư duy thiết kế và đồng cảm cao. Các em không chỉ giỏi về kỹ thuật, mà còn hỏi: Ai sẽ dùng sản phẩm này? họ cần gì? làm sao để giải pháp không chỉ đúng, mà còn tốt, tử tế? Đó chính là nền tảng của một hệ sinh thái đổi mới nhân văn”.









'AI da tro thanh cong cu de yeu thuong, ket noi va trao quyen cho tre em'


Nhin lai nhung no luc sang tao cua cac em hoc sinh Viet Nam trong cuoc thi “AI for Good Viet Nam 2025”, Vien truong Vien MSD Nguyen Phuong Linh, nhan xet: AI da tro thanh cong cu de yeu thuong, de ket noi, de trao quyen cho tre em.

'AI đã trở thành công cụ để yêu thương, kết nối và trao quyền cho trẻ em'

Nhìn lại những nỗ lực sáng tạo của các em học sinh Việt Nam trong cuộc thi “AI for Good Việt Nam 2025”, Viện trưởng Viện MSD Nguyễn Phương Linh, nhận xét: AI đã trở thành công cụ để yêu thương, để kết nối, để trao quyền cho trẻ em.
AI đã trở thành công cụ để yêu thương, kết nối và trao quyền cho trẻ em
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: