Khuôn mặt người thứ hai bất ngờ xuất hiện trên Sao Hỏa: Sự im lặng đáng sợ và những câu hỏi không có lời đáp!

Tháng 4 năm 2025, tàu thăm dò Curiosity của NASA đã gửi về một bức ảnh mà chỉ trong vài phút đã đặt ra những câu hỏi sâu xa về nguồn gốc, lịch sử và cả tương lai của sự sống trong vũ trụ.


Bức ảnh gây chấn động cho thấy một ngọn núi sa thạch nằm cách miệng núi lửa Jezero khoảng 12 km về phía đông nam. Điều khiến hình ảnh này đặc biệt không chỉ nằm ở hình dáng của địa hình - một “khuôn mặt người” khổng lồ mà còn ở chi tiết cấu trúc sống mũi có vết lõm hình học gần như đối xứng.


So với bức ảnh nổi tiếng được tàu Viking 1 chụp gần nửa thế kỷ trước, hình ảnh mới sắc nét hơn, rõ ràng hơn và đầy đủ hơn. “Khuôn mặt đầu tiên” từ lâu đã được giải thích là ảo ảnh quang học, một dạng pareidolia, hiện tượng tâm lý khiến con người nhận diện khuôn mặt trong các hình dạng ngẫu nhiên. Nhưng lần này, mọi thứ phức tạp hơn nhiều.


Khuôn mặt người thứ hai bất ngờ xuất hiện trên Sao Hỏa: Sự im lặng đáng sợ và những câu hỏi không có lời đáp!- Ảnh 1.

Sao Hỏa được chia thành hai phần. Bán cầu Bắc thực chất là một vùng trũng khổng lồ được bao phủ bởi dung nham đông đặc và có địa hình tương đối bằng phẳng. Phần phía nam của Sao Hỏa được đặc trưng bởi địa hình với một số lượng lớn các miệng núi lửa và nhiều dạng địa chất khác nhau, cho thấy tuổi đời rộng lớn của nó.


Ngay sau khi bức ảnh được công bố trên hệ thống dữ liệu công khai, nó đã nhanh chóng lan truyền trong giới thiên văn học nghiệp dư và cộng đồng yêu thích vũ trụ.


Nhưng chưa đầy một ngày sau, toàn bộ dữ liệu gốc liên quan đến hình ảnh này bất ngờ biến mất khỏi hệ thống truy cập mở của NASA. Trong một tuyên bố ngắn, cơ quan này chỉ giải thích rằng địa hình được chụp là “dạng địa hình do gió bào mòn đặc trưng”, không có gì bất thường.


Tuy nhiên, những người theo dõi sát sao các chương trình khám phá Sao Hỏa không dễ dàng chấp nhận lời giải thích đơn giản đó. Các nhà nghiên cứu độc lập đã đào sâu vào các kho dữ liệu liên ngành và phát hiện những điểm bất thường đáng lưu ý.


Cụ thể, vào năm 2023, tàu Thiên Vấn-3 của Trung Quốc trong một sứ mệnh bay qua vùng này đã phát hiện các tín hiệu từ tính bất thường, cao gấp 37 lần giá trị nền thông thường của khu vực xung quanh.


Đây là mức dị thường cực kỳ hiếm gặp và có thể chỉ ra sự hiện diện của khoáng chất đặc biệt hoặc thậm chí là một cấu trúc nhân tạo ẩn dưới lớp đá bụi Sao Hỏa .


Chưa dừng lại ở đó, dữ liệu từ tàu Mars Express của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) cũng cho thấy trong khu vực quanh “khuôn mặt” có hàm lượng silica lên tới 68%, vượt xa giá trị trung bình của bề mặt hành tinh đỏ.


Silica, trong điều kiện tự nhiên, thường gắn liền với các hoạt động thủy nhiệt, quá trình địa chất liên quan mật thiết đến sự tồn tại của nước lỏng và có thể là nơi sự sống phát triển.


Câu hỏi lớn nhất đặt ra: liệu đây chỉ là một hiện tượng tự nhiên có hình dáng giống khuôn mặt con người, hay là dấu tích còn sót lại của một nền văn minh cổ xưa nào đó đã từng tồn tại trên hành tinh này?


Khuôn mặt người thứ hai bất ngờ xuất hiện trên Sao Hỏa: Sự im lặng đáng sợ và những câu hỏi không có lời đáp!- Ảnh 2.

Từ góc độ địa chất, những hình thù kỳ lạ trên sao Hỏa không phải hiếm. Các “ngọn đồi hình rắn” ở Gale Crater hay “đá tổ ong” tại Noctis Labyrinth từng được hiểu lầm là di tích của sự sống thông minh.


Một nhà nghiên cứu độc lập cho rằng phần “khuôn mặt” hướng chính xác về phía trục quay của Trái Đất theo một góc 19,5 độ, đây là một con số trùng khớp đáng kinh ngạc với góc định hướng của Đền Mặt Trời của người Maya tại Trung Mỹ.


Với nhiều nhà nghiên cứu, sự trùng hợp này vượt khỏi ngưỡng ngẫu nhiên và gợi mở khả năng về một “cộng hưởng văn minh” xuyên hành tinh, nơi những trí tuệ cổ xưa từng kết nối qua thời gian và không gian.


Liệu đó chỉ là sự trùng hợp toán học thuần túy? Hay là manh mối cho một loại nhận thức cổ đại nào đó đã từng hiểu rõ các nguyên lý vũ trụ theo cách mà chúng ta ngày nay vẫn chưa thể nắm bắt?


Về mặt khoa học, việc thận trọng với những giả thuyết chưa được xác minh là điều cần thiết. Những ví dụ như “đồi hình rắn” ở Gale Crater hay “đá tổ ong” ở Noctis Labyrinth từng bị hiểu sai là dấu tích của sự sống thông minh. Nhưng sự hiện diện của từ tính dị thường, cấu trúc hình học đối xứng và hàm lượng silica cao đã khiến trường hợp “khuôn mặt thứ hai” trở nên khác biệt.


Khuôn mặt người thứ hai bất ngờ xuất hiện trên Sao Hỏa: Sự im lặng đáng sợ và những câu hỏi không có lời đáp!- Ảnh 3.

Bề mặt Sao Hỏa có sự tương phản rõ rệt giữa vùng cao nguyên cổ xưa, đầy miệng hố ở bán cầu nam và các đồng bằng trẻ hơn, phẳng hơn ở bán cầu bắc. Sự phân đôi này có thể là kết quả của một vụ va chạm khổng lồ trong quá khứ hoặc các quá trình nội sinh.


Có lẽ điều quan trọng nhất không nằm ở việc “khuôn mặt con người” trên Sao Hỏa là thật hay ảo, mà là cách chúng ta phản ứng với nó. Từ các kim tự tháp đến những hình vẽ kỳ dị trên cao nguyên Nazca, loài người từ lâu đã có xu hướng tìm kiếm dấu vết của mình trong vũ trụ như thể khẳng định rằng mình không đơn độc, rằng trí tuệ không phải là điều riêng biệt của Trái Đất.


“Hiện tượng khuôn mặt thứ hai” là một ví dụ sống động cho bản năng cổ xưa đó. Nó không chỉ khơi gợi câu hỏi về khả năng tồn tại của sự sống thông minh ngoài Trái Đất, mà còn phản chiếu chính mong muốn vượt qua giới hạn nhận thức hiện tại của nhân loại.




Lấy link







Khuon mat nguoi thu hai bat ngo xuat hien tren Sao Hoa: Su im lang dang so va nhung cau hoi khong co loi dap!


Thang 4 nam 2025, tau tham do Curiosity cua NASA da gui ve mot buc anh ma chi trong vai phut da dat ra nhung cau hoi sau xa ve nguon goc, lich su va ca tuong lai cua su song trong vu tru.

Khuôn mặt người thứ hai bất ngờ xuất hiện trên Sao Hỏa: Sự im lặng đáng sợ và những câu hỏi không có lời đáp!

Tháng 4 năm 2025, tàu thăm dò Curiosity của NASA đã gửi về một bức ảnh mà chỉ trong vài phút đã đặt ra những câu hỏi sâu xa về nguồn gốc, lịch sử và cả tương lai của sự sống trong vũ trụ.
Khuôn mặt người thứ hai bất ngờ xuất hiện trên Sao Hỏa: Sự im lặng đáng sợ và những câu hỏi không có lời đáp!
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: