Cô gái ước mơ giải cứu nguồn nước ô nhiễm

Say mê nghiên cứu về hóa học, Đào Thị Hường, Đại học ĐH KHTN Hà Nội muốn dùng các kết quả nghiên cứu làm sạch từng con sông, nguồn nước ô nhiễm.


Hôm cuối tháng 7, Quỹ Nghiên cứu khoa học về Nước và Môi trường Kurita (KWEF) công bố kết quả các đề tài được tài trợ nghiên cứu trong năm 2020. Vượt qua rất nhiều công trình khác đến từ các tác giả trẻ ở khắp Đông Nam Á, nghiên cứu của Đào Thị Hường (27 tuổi) trở thành một trong 11 đề tài của Việt Nam được Quỹ KWEF lựa chọn.Trong nghiên cứu của mình, tác giả hướng tới xử lý hợp chất hữu cơ gây ô nhiễm nước bằng phương pháp hấp phụ sử dụng vật liệu nano nhôm oxit biến tính bề mặt bằng polyme mang điện. Phương pháp này giúp loại bỏ các hợp chất hữu cơ gây hại có trong nguồn nước thải. Đặc biệt, các vật liệu dùng để hấp phụ có tính bền vững và thân thiện với môi trường hơn. Đề tài cũng là một trong các hướng nghiên cứu mới, mang tính ứng dụng thực tế cao. Là học viên cao học Khoa Hóa học, Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), nghiên cứu được Hường thực hiện khi làm đề tài luận văn thạc sỹ của cô, cùng với sự hướng dẫn của TS Phạm Tiến Đức (Khoa Hóa học, ĐH KHTN). Hiện đã có hai kết quả nghiên cứu thuộc đề tài được công bố trên tạp chí quốc tế ISI, một nghiên cứu đang đợi xuất bản. Phần còn lại của đề tài đang được nhóm của cô thực hiện tiếp. "Kết quả đề tài có thể đưa vào áp dụng trong xử lý nước thải bệnh viện, nước thải nuôi trồng thủy sản", Hường nói.Sinh ra và lớn lên ở Thanh Oai, Hà Nội, chứng kiến cảnh dòng sông, con kênh quê mình vốn từ trong vắt, dần chuyển màu đèn ngòm, ô nhiễm, bốc mùi hôi thối, Hường đã quyết định theo học ngành hóa học. Cô muốn dùng những kiến thức hóa học để làm sạch nguồn nước, trả lại sự trong sạch cho những dòng sông, những cái ao tuổi thơ.Ước mơ đó dẫn lối cô đến với nghiên cứu đầu tay là xử lý thuốc kháng sinh Cefixim bằng phương pháp quang hóa với xúc tác nano TiO2. Đề tài này đã được Hường phát triển thành khóa luận tốt nghiệp và bảo vệ thành công. Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí ISI, tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới.Tiếp tục con đường học tập lên bậc Cao học, hướng nghiên cứu của Hường mở rộng sang nguồn nước thải từ các môi trường như bệnh viện, hay nuôi trồng thủy hải sản. Hường cho biết, đây là một trong những nguồn chất thải độc hại, nếu không được qua xử lý, sẽ gây ra nhiều hậu quả về môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Các loại chất thải từ nguồn này cũng rất khó xử lý vì độ phức tạp trong cấu trúc. Chúng thường bền trong môi trường, khó phân hủy, hoặc sản phẩm phân hủy là các chất thải độc hại.Hơn 5 năm gắn bó với Hóa học, Hường đã có 6 bài báo công bố trên tạp chí ISI, bao gồm 5 bài Q1, 1 bài Q2, trong đó có 2 bài là tác giả chính. Năm 2019, cô nhận được học bổng Vingroup tài trợ cho học viên cao học có thành tích nghiên cứu khoa học cao và học bổng Toshiba tài trợ cho học viên, nghiên cứu sinh xuất sắc của Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo Hường, những thành tựu bước đầu này cũng chính là dấu mốc quan trọng để cô đặt những viên gạch đầu tiên cho "nhà máy xử lý nước thải" mơ ước của mình. Trong nghiên cứu khoa học, Hường nhận ra rằng ngoài khó khăn để tìm ý tưởng sáng tạo, định hướng mới, theo kịp xu thế, việc tìm được nguồn hỗ trợ đầu tư phát triển nghiên cứu còn khó hơn. Nguồn đầu tư cho các ngành khoa học cơ bản hiện cũng rất hạn hẹp, để chờ nhận được quỹ thì rất lâu, một số nguồn hỗ trợ trước đây còn bị cắt giảm.Theo đuổi đến kết quả cuối cùng, nhiều khi thầy trò tự bỏ tiền để mua nguyên vật liệu mẫu cho nghiên cứu của mình. Có những mẫu vật liệu rất đắt, phải tiến hành làm thí nghiệm nhiều lần nhưng vẫn không ra được kết quả. Có khi lý thuyết là một kiểu, thực hành lại ra một kết quả khác. Mỗi lúc như vậy, phải rà đi rà lại các bước làm xem vấn đề ở chỗ nào.Những khó khăn khiến nhiều bạn học giỏi hơn Hường đã rẽ ngang hoặc lựa chọn ra nước ngoài làm việc, nơi có điều kiện thuận lợi hơn. Bản thân cô cũng đã từng có ý định bỏ cuộc, nhưng rồi "nghề chọn người". Khó khăn vất vả không làm nhà nghiên cứu trẻ nản chí. "Thật ra, niềm vui của người nghiên cứu hóa học đơn giản lắm, đó chính là phản ứng xảy ra và thu được kết quả. Đôi khi không như mong đợi nhưng cũng có thể đó là một phát hiện mới đầy lý thú", Hường nói.Thời gian gần đây, nhiều bạn trẻ bắt đầu quan tâm đến khoa học cơ bản hơn. Trong nhóm của Hường, có rất nhiều bạn là sinh viên năm nhất, năm hai, nhưng đã có những nghiên cứu đột phá và vô cùng sáng tạo. Có bạn từ sớm đã có những công trình nghiên cứu được quốc tế công nhận. Những điều này khiến Hường thấy vui và tin rằng: "Chỉ cần có đủ quyết tâm, nhẫn nại, và có được những nguồn hỗ trợ kịp thời thì làm khoa học ở đâu cũng có thể tỏa sáng".Nguyên Hạ







Co gai uoc mo 'giai cuu' nguon nuoc o nhiem


Say me nghien cuu ve hoa hoc, Dao Thi Huong, Dai hoc DH KHTN Ha Noi muon dung cac ket qua nghien cuu lam sach tung con song, nguon nuoc o nhiem.

Cô gái ước mơ 'giải cứu' nguồn nước ô nhiễm

Say mê nghiên cứu về hóa học, Đào Thị Hường, Đại học ĐH KHTN Hà Nội muốn dùng các kết quả nghiên cứu làm sạch từng con sông, nguồn nước ô nhiễm.
Cô gái ước mơ giải cứu nguồn nước ô nhiễm
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: