Đã áp dụng quy tắc 30cm mà Wifi vẫn tậm tịt, phải làm thế nào?

Không phải cứ đặt bộ phát Wifi đúng chỗ là sóng sánh, tốc độ sẽ ổn định hơn vì còn quá nhiều vấn đề phát sinh khác ảnh hưởng đến chất lượng mạng.


Các chuyên gia trong ngành mạng không dây đều xác nhận, cách để hạn chế cản trở sóng Wifi tốt nhất là để bộ phát cách xa các đồ vật từ 30cm trở lên. Những món đồ này có thể là tủ lạnh, TV, loa để bàn cỡ lớn hay thậm chí là 1 chiếc iPad với lưng nhôm. Nói chung, bất kì vật nào chứa những tấm kim loại kích thước lớn hơn bộ phát đều có thể cản trở sóng Wifi.


Không chỉ thế, chúng ta còn cần chú ý đến 3 “điểm chết” là góc nhà, phía sau TV và trong phòng kín. Đây là những vi trí rất nhiều người dùng để đặt bộ phát vì muốn che nó đi, không làm ảnh hưởng đến không gian nội thất. Lời khuyên ở đây là nên đặt bộ phát ở các vị trí thoáng đãng, tiếp điểm giữa các phòng như hành lang, bậu cửa sổ, trên nóc tủ…


Tuy nhiên, nếu đã thử những cách này mà thấy mạng vẫn chập chờn, nhiều vị trí không có Wifi thì nên cân nhắc các gợi ý dưới đây:


Kiểm tra lại bộ phát

Không phải bộ phát Wifi nào cũng giống nhau, và không phải cứ quảng cáo nhiều “râu” là tốt hơn. Chúng ta còn cần chú ý đến tốc độ tối đa và chuẩn Wifi tích hợp bên trong.


Ví dụ, cùng 1 bộ phát có 2 râu nhưng 1 cái dùng chuẩn Wifi 4 và 1 cái dùng Wifi 6 thì sẽ cho trải nghiệm hoàn toàn khác biệt. Chuẩn Wifi 4 đã quá cũ, tốc độ tối đa thấp và chỉ hỗ trợ khoảng 4 - 6 thiết bị cùng lúc. Thậm chí, nếu tải gì đó “hút” hết băng thông mạng thì có thể làm bộ phát quá tải, tự động reset mạng gây ngắt quãng khi sử dụng rất bất tiện.


Đã áp dụng quy tắc 30cm mà Wifi vẫn tậm tịt, phải làm thế nào?- Ảnh 1.

Wifi nhiều "râu" chưa đủ, cần kiểm tra kĩ chuẩn Wifi 4, 5 hay 6/6E để biết tốc độ đường truyền ra sao, băng thông thế nào, hỗ trợ tối đa bao nhiêu thiết bị... (Ảnh minh họa)


Trong khi đó, công nghệ Wifi 6 hoặc cao hơn hỗ trợ kết nối cùng lúc hàng chục thiết bị khác nhau mà không giảm hiệu suất, có băng thông rộng hơn, tốc độ cao hơn nên dùng thoải mái hơn. Một số bộ phát đời mới cũng có thể phát Wifi cùng lúc ở 2 băng tần 2.4GHz và 5GHz, người dùng có thể lựa chọn kết nối 2.4GHz với độ phủ sóng rộng hơn hoặc 5GHz với tốc độ cao hơn.


Nếu thấy bộ phát đã cũ, dùng chuẩn Wifi thấp mà nhà nhiều máy móc, bạn nên cân nhắc đổi sang các đời mới hơn chắc chắn sẽ đảm bảo trải nghiệm dễ chịu hơn rất nhiều.




Kiểm tra số lượng thiết bị sử dụng Wifi

Việc có quá nhiều thiết bị kết nối cùng lúc cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sóng và tốc độ. Ví dụ, gia đình bạn có 4 người, mỗi người 1 chiếc điện thoại và 1 chiếc laptop/máy tính bảng, chưa kể có thêm các thiết bị ngoại vi như smart TV, chuông cửa không dây, thiết bị nhà thông minh… Nếu vậy mà còn dùng bộ phát với chuẩn Wifi cũ thì không thể “gánh” được hết.


Đã áp dụng quy tắc 30cm mà Wifi vẫn tậm tịt, phải làm thế nào?- Ảnh 4.

Nhà có nhiều thiết bị kết nối Wifi thì phải đầu tư bộ phát xịn hơn, chuẩn cao hơn mới hoạt động ổn định được.


Lúc này, tốt nhất bạn nên tìm mua các bộ phát dùng chuẩn Wifi 6 hoặc 6E đời mới để thay thế. Ngoài việc hỗ trợ kết nối nhiều thiết bị hơn thì còn tăng độ ổn định đường truyền, mở rộng băng thông và tốc độ tối đa lên đến 9.6Gbps theo lý thuyết, gấp nhiều lần so với mức 1.2Gbps của Wifi 4 và 3.5Gbps của Wifi 5.


Riêng các bộ phát Wifi 6E còn có thể hạn chế nhiễu sóng và giảm tốc độ đường truyền vì dùng băng tần riêng. Có vậy mới xứng đáng với số tiền bỏ ra đăng kí các gói cước internet đắt tiền và hạn chế nghẽn mạng khi cần tải các file dung lượng lớn hay stream video 4K.


Đã áp dụng quy tắc 30cm mà Wifi vẫn tậm tịt, phải làm thế nào?- Ảnh 5.



Kiểm tra vùng phủ sóng

Nhà đất 1 - 2 tầng hoặc chung cư 1 - 2 phòng ngủ có thể dùng tạm 1 bộ phát Wifi, nhưng nếu nhà nhiều tầng hơn, diện tích rộng hơn, từ khoảng 60m2 trở lên thì nên kiểm tra lại vùng phủ sóng xem có nhiều điểm chết không.


Ví dụ, nếu đặt bộ phát ở hộc kĩ thuật ngoài cửa thì khi vào phòng ngủ sóng có thể đã yếu đi rất nhiều, hoặc đặt ở tầng 1 thì khi lên sân thượng lại không bắt được sóng nữa.


Đã áp dụng quy tắc 30cm mà Wifi vẫn tậm tịt, phải làm thế nào?- Ảnh 7.

Nếu nhà rộng và nhiều tầng, 1 bộ phát Wifi dù tốt đến đâu cũng có thể là chưa đủ phủ sóng hết.


Lúc này, bạn nên cân nhắc dùng thêm các bộ mở rộng, bộ kích sóng Wifi. Mạng lưới này gọi là Wifi Mesh, chỉ từ 1 nguồn phát Wifi duy nhất nhưng có thể tăng cường khả năng phủ sóng vào các vị trí sóng yếu trong nhà.


Hiện có khá nhiều lựa chọn từ giá rẻ đến đắt tiền, có loại phát ra mạng Wifi mới với mật khẩu riêng, có loại thì vẫn dùng SSID gốc nên không cần chuyển mạng bằng tay tiện hơn. Tùy nhu cầu và hầu bao mà bạn có thể chọn loại vừa ý nhất.


Đã áp dụng quy tắc 30cm mà Wifi vẫn tậm tịt, phải làm thế nào?- Ảnh 8.


Đã áp dụng quy tắc 30cm mà Wifi vẫn tậm tịt, phải làm thế nào?- Ảnh 9.



Kiểm tra cách đặt "râu"

Nhiều người không biết chứ thực ra cách đặt “râu” của bộ phát cũng trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng phủ sóng và tốc độ đường truyền. Hầu hết bộ phát hiện dùng ăng ten đa hướng, sóng tỏa ra 360 độ theo chiều dọc của râu. Đỉnh râu hướng vào đâu thì vị trí đó có thể là “góc chết”, không thu được sóng kể cả khi đứng ngay gần.


Đã áp dụng quy tắc 30cm mà Wifi vẫn tậm tịt, phải làm thế nào?- Ảnh 11.

Bộ phát dùng ăng ten đa hướng "tỏa" sóng theo hướng vuông góc như thế này và chúng ta nên chỉnh chúng hướng về nhiều phía khác nhau để tăng hiệu quả.


Xem hình ảnh minh họa trên đây, bạn sẽ hiểu cách đặt râu sao cho phù hợp với các thiết bi trong nha. Nếu bộ phát nhiều râu thì nên đặt hướng lệch nhau, song song với các thiết bị sử dụng để tối ưu hóa khả năng phát sóng.


Lấy link







Dã áp dụng quy tác 30cm mà Wifi vãn tạm tịt, phải làm thé nào?


Khong phải cú dạt bọ phát Wifi dúng chõ là sóng sánh, tóc dọ sẽ ỏn dịnh hon vì còn quá nhièu ván dè phát sinh khác ảnh huỏng dén chát luọng mạng.

Đã áp dụng quy tắc 30cm mà Wifi vẫn tậm tịt, phải làm thế nào?

Không phải cứ đặt bộ phát Wifi đúng chỗ là sóng sánh, tốc độ sẽ ổn định hơn vì còn quá nhiều vấn đề phát sinh khác ảnh hưởng đến chất lượng mạng.
Đã áp dụng quy tắc 30cm mà Wifi vẫn tậm tịt, phải làm thế nào?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: