Google công bố chatbot AI Bard, tái khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực công cụ tìm kiếm

Tuy được tinh chỉnh liên tục suốt nhiều tháng nay, chatbot trí tuệ nhân tạo của Google vẫn gặp những sai lầm tương tự ChatGPT của OpenAI.


Kể từ khi OpenAI công bố phần mềm chatbot ChatGPT và đồng thời nhận được hàng tỷ USD tiền vốn từ Microsoft, các giám đốc cấp cao tại Google đã đứng ngồi không yên. Không còn muốn tiếp tục trở thành khán giả trước cuộc chơi, Google đã chính thức ra mắt Bard - chatbot đã được họ kiên nhẫn phát triển trong nhiều năm và ráo riết tinh chỉnh trong nhiều tháng qua.


Ở thời điểm hiện tại, chỉ có một nhóm nhỏ người dùng tại Mỹ và Anh được tiếp cận với chatbot AI mới của Google. Trả lời phỏng vấn, quản lý tại Google khẳng định Bard sẽ sớm đến tay những người dùng và địa phương khác trong thời gian tới.


Đây là nỗ lực công khai đầu tiên của Google nhằm chứng minh cho công chúng thấy, họ hoàn toàn có năng lực thực hiện những chatbot tích hợp trí tuệ nhân tạo. Tuy công nghệ tiềm năng này vẫn đang đứng trước nhiều chỉ trích, liên quan tới tính chính xác lẫn xu hướng cự cãi người dùng, chatbot AI vẫn chứng tỏ được khả năng và cho thấy nó có thể trở thành công cụ hữu ích.


Google công bố chatbot AI Bard, nỗ lực tái khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực công cụ tìm kiếm - Ảnh 1.

Google công bố Bard - chatbot trí tuệ nhân tạo mới - Ảnh: Internet.


Google nhanh chóng ra mắt Bard cũng là để tái khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực công cụ tìm kiếm vốn đang bị Microsoft đe dọa. Công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft chưa tìm được chỗ đứng trong lòng người dùng Internet cho tới khi Microsoft tích hợp ChatGPT vào Bing: số người sử dụng công cụ tìm kiếm của Microsoft lập tức tăng vọt. Dù chưa bị vượt mặt, nhưng chắc chắn Google không thể án binh bất động.


Theo nhiều chuyên gia trong ngành, Google vừa được và vừa mất khi tận dụng công nghệ AI. Một mặt, trí tuệ nhân tạo sẽ ngay lập tức cải thiện một loạt các sản phẩm của Google như công cụ tìm kiếm hay thuật toán gợi ý. Mặt khác, AI sẽ giúp các công ty công nghệ khác tiếp cận mảng kinh doanh công cụ tìm kiếm của Google.


Xét tới thời điểm hiện tại, Bard sẽ ngay lập tức đưa công cụ tìm kiếm Google lên tầm cao mới. Thay vì lướt qua một loạt những kết quả tìm kiếm, người dùng có thể tận dụng Bard để chắt lọc thông tin một cách hiệu quả (tuy thông tin chưa tuyệt đối chính xác).


Google công bố chatbot AI Bard, nỗ lực tái khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực công cụ tìm kiếm - Ảnh 2.

Bard ra mắt người dùng dưới dạng một trang web, chứ không được tích hợp trực tiếp vào công cụ tìm kiếm Google - Ảnh: Google.


Kể từ khi ChatGPT khuấy đảo Internet, Google đã phát “báo động đỏ” và lập tức đẩy mạnh mảng phát triển trí tuệ nhân tạo. Trong 3 tháng qua, bộ phận nghiên cứu AI tại Google liên tục cải thiện độ chính xác của Bard cũng như đảm bảo câu trả lời của chatbot không chứa thông tin gây hại.


Trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, các chuyên gia sử dụng thuật ngữ “hallucination”, tạm dịch là “ảo tưởng” để mô tả việc chatbot tự tạo ra những khái niệm hoàn toàn sai. Các chatbot có xu hướng bảo thủ, tự cho mình là đúng và cự cãi người dùng. Bên cạnh đó, chúng có thể bị thao túng để sản sinh ra những nội dung mang tính thù địch.


Được biết, Google đã thử nghiệm công nghệ chatbot tạo nên Bard từ năm 2015, tuy nhiên Google đã không ra mắt phần mềm chatbot AI của mình do nó vẫn vướng phải những vấn đề cố hữu. Hơn nữa, các phó chủ tịch Eli Collins và Sissie Hsiao tại Google cũng thừa nhận, công ty chưa tìm được cách kiếm tiền từ chatbot Bard.


Google công bố chatbot AI Bard, nỗ lực tái khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực công cụ tìm kiếm - Ảnh 3.

"Bard vẫn là một thử nghiệm". Google khẳng định Bard không phải lúc nào cũng đúng, nhưng sẽ tiến bộ sau khi nhận phản hồi từ người dùng - Ảnh: Internet.


Tuần trước, Google tuyên bố sẽ tích hợp AI vào những ứng dụng như Docs và Sheets, cho phép các doanh nghiệp trả phí để sử dụng một phiên bản cải tiến của những ứng dụng cũ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể mua công nghệ của Google để tự xây dựng chatbot của riêng mình, hay phát triển ứng dụng riêng.


Google chưa tích hợp Bard vào công cụ tìm kiếm của mình. Bard đang được đặt trên một trang web riêng, và trên những câu trả lời nó tạo ra, người dùng có thể ấn vào nút “Google It” để mở một tab mới, với nội dung tìm kiếm liên quan tới câu trả lời do Bard sản sinh - Bard chưa phải là một nguồn thông tin đáng tin cậy.


Google công bố chatbot AI Bard, nỗ lực tái khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực công cụ tìm kiếm - Ảnh 4.

Giao diện của Bard - Ảnh: Google.


Cũng giống những chatbot trí tuệ nhân tạo khác, Bard cũng được phát triển dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn (large language model, hay LLM), một dạng công nghệ AI học kỹ năng bằng cách phân tích dữ liệu dạng văn bản. Nhưng vì tìm tài liệu từ nhiều nguồn trên Internet, Bard (hay cả những chatbot khác, bao gồm ChatGPT) vẫn có thể nhận về thông tin sai và trả về kết quả không chính xác.


Google khẳng định họ đã đang hạn chế khả năng ảo tưởng này của Bard, nhưng cũng đồng thời thừa nhận các phương pháp hiện chưa hiệu quả. Tuy nhiên, sau thời gian tương tác với người dùng, các nhà nghiên cứu tại Google sẽ có thể tinh chỉnh Bard và biến nó thành một công cụ hữu hiệu hơn.


Tương tự các chatbot cùng loại, Bard sẽ phải trải qua giai đoạn thử nghiệm với số người dùng lớn thì mới thông minh lên được.


Lấy link







Google cong bo chatbot AI Bard, tai khang dinh vi the cua minh trong linh vuc cong cu tim kiem


Tuy duoc tinh chinh lien tuc suot nhieu thang nay, chatbot tri tue nhan tao cua Google van gap nhung sai lam tuong tu ChatGPT cua OpenAI.

Google công bố chatbot AI Bard, tái khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực công cụ tìm kiếm

Tuy được tinh chỉnh liên tục suốt nhiều tháng nay, chatbot trí tuệ nhân tạo của Google vẫn gặp những sai lầm tương tự ChatGPT của OpenAI.
Google công bố chatbot AI Bard, tái khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực công cụ tìm kiếm
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: