Có thể nhét 1 tựa game vào trong mã QR với giới hạn dung lượng chưa đến 3KB hay không?

Nếu chỉ là lưu liên kết dẫn đến game thôi thì quá đơn giản, vấn đề đáng bàn luận ở đây là liệu mã QR có thể lưu trữ 100% code của 1 trò chơi, để khi quét xong là game thủ "chiến" được luôn hay không.


Xuất hiện từ năm 1994 nhưng phải đến những năm gần đây, mã QR mới thực sự được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Viết tắt của Quick Response Code (mã phản hồi nhanh), mã QR là 1 loại thông tin mã hóa có thể chứa nhiều loại dữ liệu khác nhau, nhanh chóng chuyển hướng người dùng đến một đường link hoặc website khác sau khi quét bằng camera smartphone hay các thiết bị đọc mã vạch.


Về mặt lý thuyết, các loại mã QR cũng chỉ là 1 phương tiện lưu trữ giống như là đĩa mềm, đĩa CD hay thậm chí là ổ cứng. Đúng là chúng không chứa được quá nhiều dữ liệu, nhưng về bản chất thì bạn vẫn có thể “cất giữ” những thông tin cần thiết của mình bên trong và có thể lấy ra bất cứ khi nào một cách nhanh chóng.


Có thể nhét 1 tựa game vào trong mã QR với giới hạn dung lượng chưa đến 3KB hay không? - Ảnh 1.

Mã QR đang ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.


Vậy, liệu chúng ta có thể tạo ra 1 tựa game rồi lưu nó vào trong mã QR hay không? Tất nhiên, nếu chỉ đính kèm đường dẫn đến 1 tựa game online trên web thôi thì không nói làm gì, bởi ai cũng có thể dễ dàng làm như vậy. Điều đáng bàn luận ở đây là liệu mã QR có thể lưu trữ 100% code của 1 trò chơi, để khi quét xong là game thủ có thể vào game ngay lập tức được hay không.


Về lý thuyết, ý tưởng này là hoàn toàn khả thi, nhưng đương nhiên chúng ta không thể mơ mộng đến những tựa game bom tấn với cấu hình khủng được. Mã QR có thể sử dụng để lưu trữ dữ liệu nhị phân. Điều đó đồng nghĩa với việc máy tính của bạn lưu được những gì thì mã QR cũng có thể “cân” được những thứ đó.


Tuy nhiên, trong thực tế, đây lại là 1 bài toán rất khó, và vấn đề chính nằm ở dung lượng lưu trữ. Có nhiều loại mã QR khác nhau, với thiết kế và giới hạn dung lượng khác nhau. Trong đó, phiên bản 40 là phiên bản lớn nhất, có thể chứa đến 2953 byte, tức là còn chưa đến 3KB, con số khá khiêm tốn đối với các nhà lập trình, phát triển game. Ngay cả 1 phương tiện lưu trữ “cổ lỗ sĩ” như đĩa mềm 3.5” còn có dung lượng 1.44MB, hoặc 1,474,560 byte, nghĩa là gấp gần 500 lần so với mã QR phiên bản 40.


Có thể nhét 1 tựa game vào trong mã QR với giới hạn dung lượng chưa đến 3KB hay không? - Ảnh 2.

Mã QR thì cũng là 1 loại phương tiện lưu trữ dữ liệu thôi, nhưng có điều dung lượng của chúng hơi thấp.


Ngược lại, điểm tích cực là khác với dữ liệu hình ảnh, âm thanh, những dòng code lại khá là “nhẹ cân” và không chiếm nhiều dung lượng bằng. Mặc dù 3KB là rất nhỏ, nhưng trên thực tế, người ta từng tạo ra những tựa game thậm chí còn nhẹ hơn thế. Đã có những dự án game mini được thực hiện hoàn chỉnh trong khu vực boot sector của đĩa mềm, với dung lượng chỉ khoảng 512byte. Hay 1 băng game trông khá là hoành tráng của hệ máy Atari 2600 cũng chỉ có giới hạn dung lượng 4KB mà thôi.


Như vậy, tổng kết lại, chúng ta hoàn toàn có thể lập trình 1 tựa game và lưu nó trong mã QR, với dung lượng chưa đến 3KB. Nói có sách, mách có chứng, YouTuber Matt KC đã quyết định thử sức với thử thách này. Ban đầu, anh muốn lập trình 1 trò xếp hình, đơn giản cả về cách chơi lẫn thiết. Nhưng vì muốn chia sẻ rộng rãi thành quả của mình (nếu thành công) với cộng đồng mạng, anh quyết định thay đổi vì không muốn dính vào rắc rối bản quyền với công ty Tetris.


Cuối cùng, Matt KC quyết định “chốt đơn” với 1 tựa game có thể nói là kinh điển mà bất kỳ ai cũng từng một thời mê mệt: Snake - rắn săn mồi. Điểm thú vị của Snake nằm ở lối chơi linh hoạt chứ không phải đồ họa, rất phù hợp với 1 dự án game có giới hạn dung lượng cực thấp như thế này. Ngoài ra, Mat KC cũng muốn phiên bản Rắn săn mồi của mình có đầy đủ những tính năng quen thuộc nhất có thể, ví dụ như đọc được thao tác điều khiển nhanh của người chơi (giúp “rắn” của bạn rẽ hướng nhanh theo đúng tổ hợp hợp phím mà bạn đã bấm chứ không có độ trễ); hay có thể đi thông từ phía màn hình bên phải sang bên trái, từ bên dưới lên bên trên.


Có thể nhét 1 tựa game vào trong mã QR với giới hạn dung lượng chưa đến 3KB hay không? - Ảnh 3.

Rắn săn mồi, một tựa game vừa nhẹ, vừa đơn giản, ai cũng thích, là lựa chọn rất hợp lý cho thử nghiệm của Matt KC, đặc biệt là khi giới hạn dung lượng chỉ chưa đến 3KB.


Vậy anh chàng YouTuber này đã vượt qua giới hạn chưa đến 3KB này như thế nào để “nhét” một tựa game hoàn chỉnh vào trong 1 mã QR? Mời bạn xem video dưới đây.


[Vietsub] YouTuber tạo ra tựa game Rắn săn mồi rồi lưu vào mã QR với giới hạn dung lượng chưa đến 3KB, cứ quét phát là “chiến” được luôn.


Nếu như bạn muốn tự mình trải nghiệm hoặc lập trình lại 1 tựa game tương tự, . Tuy nhiên cũng từ bài thử nghiệm này, chàng YouTuber cũng không quên cảnh báo về những rủi ro trong vấn đề bảo mật tiềm ẩn bên trong mã QR. Bên cạnh liên kết đến những trang web lừa đảo, kẻ gian còn có thể lưu malware trực tiếp vào loại mã này để tìm cơ hội tấn công thiết bị người dùng và đánh cắp thông tin, dữ liệu bên trong.


Theo YouTube


Lấy link







Co the "nhet" 1 tua game vao trong ma QR voi gioi han dung luong chua den 3KB hay khong?


Neu chi la luu lien ket dan den game thoi thi qua don gian, van de dang ban luan o day la lieu ma QR co the luu tru 100% code cua 1 tro choi, de khi quet xong la game thu "chien" duoc luon hay khong.

Có thể "nhét" 1 tựa game vào trong mã QR với giới hạn dung lượng chưa đến 3KB hay không?

Nếu chỉ là lưu liên kết dẫn đến game thôi thì quá đơn giản, vấn đề đáng bàn luận ở đây là liệu mã QR có thể lưu trữ 100% code của 1 trò chơi, để khi quét xong là game thủ "chiến" được luôn hay không.
Có thể nhét 1 tựa game vào trong mã QR với giới hạn dung lượng chưa đến 3KB hay không?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: