Làm nhà cho vượn đen má trắng ở Hùa Tạt - Pa Cốp

Sơn La - Quần thể vượn đen má trắng đang sinh sôi nhưng môi trường sống dần thu hẹp, các nhà khoa học tìm cách trồng rừng, mở rộng sinh cảnh.


Năm 2000, đoàn khảo sát của Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) điều tra thực địa tại khu rừng Hùa Tạt - Pa Cốp (Vân Hồ) phát hiện một quần thế 13 con vượn đen má trắng đang sinh sống tại đây. Chúng chia thành hai đàn, một đàn bốn con và một đàn chín con 'có hai con mới sinh'.


Ông Phan Văn Thăng, cán bộ PanNature cho biết, đây là khu vực rừng tự nhiên trên núi đá vôi liền dải có diện tích khoảng trên 600 ha. Khu rừng này có phân bố quần thể vượn, nhưng khi bị thu hẹp, chúng co cụm lại diện tích nhỏ để sinh sống.


Đầu tháng 4/2021, khi PanNature khảo sát về động vật tại khu vực này phát hiện, đàn vượn đang sinh sản thêm. Nhưng trở ngại là vùng hoạt động quá hẹp, diện tích 600 ha không đủ để đàn sống và phát triển bởi loài này có hoạt động kiếm ăn rất rộng. Diện tích rừng suy giảm, ô nhiễm tiếng ồn, hoạt động săn bắn... đang khiến loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.


Nhóm nghiên cứu nghĩ đến việc phát triển dự án phục hồi rừng tự nhiên, nối liền các khu rừng bị phân mảnh thành một dải rừng trọn vẹn, mở rộng sinh cảnh cho loài vượn đen má trắng ở Vân Hồ.


Dự án có tên NSPiRE VIETNAM nhằm phục hồi 630 ha rừng tự nhiên đã trở thành một trong hai đại diện Châu Á lọt vào vòng bình chọn cuối cùng để nhận tài trợ từ Hiệp hội Bảo tồn Ngoại cảnh châu Âu (EOCA).


Ông Tráng A Chơ, Trưởng ban bảo vệ rừng cộng đồng Hua Tạt cho biết, trong cộng đồng (người Mông) có quan niệm không săn bắn vượn. Trước đây có trường hợp một người bắn chết vượn, sau đó bị ốm rồi chết. Các đối tượng săn bắn vượn chủ yếu là người nơi khác. Trước đây, khu từng có rất nhiều loài quý hiếm như hổ, báo, gấu, tê tê, mèo rừng, nai, hoẵng, lợn rừng... nhưng nay chỉ còn một số loài thú nhỏ như chuột, sóc, dúi và một số loài rắn.


Vì thế, để bảo tồn loài vượn quý hiếm này, chỉ còn cách tạo ra môi trường rừng phù hợp để chúng tiếp tục sinh sống. Theo ông Thăng, giải pháp PanNature đưa ra là trồng rừng trên các diện tích đất rừng trống, diện tích phát rừng làm nương đã bị xử lý. Các loài cây dùng để trồng rừng là các loài cây mà vượn dùng làm thức ăn trong năm (quả và lá non). Các loài cây này được lựa chọn dựa trên 3 tiêu chí: cây bản địa, có lá hoặc quả ăn được và trồng hỗn loài để các mùa trong năm đàn vượn đều có thức ăn.


Ba loại cây được chọn để trồng là cây dẻ, sấu, dâu da xoan và cây ba gạc. Cây dẻ cung cấp thúc ăn cho vượn vào mùa thu và mùa đông, là cây tầng trên. Cây sấu, dâu da xoan là cây tầng giữa, mọc nhanh, tạo rừng sớm, cung cấp thức ăn cho vượn vào mùa xuân, hè và đông. Cây ba gạc là cây tầng dưới giúp bảo vệ đất và cung cấp thúc ăn cho vượn vào mua thi và đông. Cây trồng xen dưới tán và có chiều cao từ 0,5m trở lên. Sau khi rừng khép tán sẽ tạo ra mô hình rừng bền vững với nhiều tầng tán.


Đối với rừng ven nương bị phát vén sẽ trồng thêm sấu, dâu da xoan, đa, mật độ 400 cây/ha. Đây là các loại cây thân gỗ bản địa, phát triển nhanh, có chiều cao từ 1,2-1,5 m. Việc chọn cây có chiều cao tốt nhằm tạo ra một ranh giới giữa nương sản xuất của người dân và rừng tự nhiên, vừa tạo thức ăn cho vượn, vừa hạn chế phát rừng làm nương.


Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc PanNature cho biết, để làm được điều này, cần có một khoản kinh phí khoảng 500 triệu đồng/năm. "PanNature hy vọng dự án sẽ được EOCA lựa chọn vào ngày 29/10 tới đây", ông nói.


Vượn đen má trắng tên khoa học Nomascus leucogenys, là loài bản địa của Việt Nam, Lào và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), thuộc nhóm linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới. Vượn đen má trắng được xếp vào nhóm cực kỳ nguy cấp trong Danh lục Đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN Red Book).


Tô Hội









'Lam nha' cho vuon den ma trang o Hua Tat - Pa Cop


Son La - Quan the vuon den ma trang dang sinh soi nhung moi truong song dan thu hep, cac nha khoa hoc tim cach trong rung, mo rong sinh canh.

'Làm nhà' cho vượn đen má trắng ở Hùa Tạt - Pa Cốp

Sơn La - Quần thể vượn đen má trắng đang sinh sôi nhưng môi trường sống dần thu hẹp, các nhà khoa học tìm cách trồng rừng, mở rộng sinh cảnh.
Làm nhà cho vượn đen má trắng ở Hùa Tạt - Pa Cốp
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: