Hơn 50 robot làm việc tại bệnh viện công nghệ cao ở Singapore

Tại Bệnh viện Đa khoa Changi (CGH), Singapore, có khả năng bác sĩ phẫu thuật sẽ không có tim, nhân viên tạp vụ có thể..


Tại Bệnh viện Đa khoa Changi (CGH), Singapore, có khả năng bác sĩ phẫu thuật sẽ không có tim, nhân viên tạp vụ có thể không có phổi, và nhà vật lý trị liệu có thể không có não. Đó là vì bệnh viện này hiện đang có hơn 50 'nhân viên' là người máy. Từ phẫu thuật cho đến thực hiện công việc hành chính, robot đã trở thành một phần không thể thiếu trong lực lượng lao động của bệnh viện 1.000 giường này, bà Selina Seah, Giám đốc Trung tâm Công nghệ robot và Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe (CHART) - tổ chức hợp tác với CGH để triển khai các giải pháp công nghệ cao trong chăm sóc sức khỏe cho biết.


CHART được thành lập từ năm 2015, và đại dịch Covid-19 bùng phát đã tạo ra nhu cầu mới về các giải pháp chăm sóc sức khỏe từ xa, không tiếp xúc.


Hơn 50 robot làm việc tại bệnh viện công nghệ cao ở Singapore

Các robot tại CGH đều được quản lý bằng 'RoMi-H' - một hệ thống liên lạc điều khiển cảm biến và dữ liệu.


Hiện tại, Singapore là quốc gia có tỷ lệ sử dụng robot công nghiệp cao nhất trên thế giới, với 9 trên 100 công nhân là người máy - nhưng chủ yếu robot tại đây hoạt động trong lĩnh vực điện tử. Giờ đây, Seah hy vọng, robot có thể giúp cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trở nên dễ tiếp cận hơn, giá cả phải chăng và chất lượng tốt hơn, cũng như an toàn hơn trong các tình huống dịch bệnh.


Seah cho biết: 'Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng, robot đang trở nên quan trọng hơn trong công việc của chúng tôi. Do Covid-19 và thực tế là chúng tôi đã phải chăm sóc nhiều bệnh nhân với ít nhân lực hơn, robot hiện được sử dụng nhiều hơn trong công việc hàng ngày của chúng tôi'.


Ba đợt 'sóng thần'


Đến năm 2030, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, toàn cầu sẽ thiếu khoảng 18 triệu nhân viên y tế. Đó là mối quan tâm lớn đối với các quốc gia nhỏ như Singapore. Theo Seah, với dự kiến dân số ở độ tuổi 65 trở lên sẽ tăng từ 14% vào năm 2019 lên 25% trong thập kỷ tới, quốc đảo sư tử đặc biệt dễ bị tổn thương bởi 'ba cơn sóng thần' trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đó là: dân số già, nhân lực y tế thiếu, và sự gia tăng của bệnh mãn tính.


Robot có thể hỗ trợ Singapore. CHART đang cố gắng tăng năng suất bằng cách sử dụng công nghệ hỗ trợ và người máy.


Seah cho biết, các robot phẫu thuật như 'Hệ thống phẫu thuật da Vinci' là một trong những robot nổi tiếng nhất của bệnh viện. Những robot này hoạt động như những con mắt của bác sĩ phẫu thuật, hỗ trợ các ca phẫu thuật không xâm lấn.


Bên ngoài phòng mổ, các robot khác dọn dẹp, cung cấp khăn trải giường hoặc thức ăn, giúp bảo trì bệnh viện, hỗ trợ bệnh nhân phục hồi chức năng và thậm chí hỗ trợ nâng bệnh nhân lên giường, giúp giảm bớt áp lực từ công việc chăm sóc bệnh nhân vốn do con người đảm nhận trước đây.


Seah cho biết: 'Các y tá trẻ của chúng tôi cảm thấy đau lưng sau hai hoặc ba năm làm việc là khá phổ biến. Robot có thể làm những công việc thủ công, và nguy hiểm này để nhân viên y tế có thể tập trung vào việc chăm sóc lâm sàng tốt hơn cho bệnh nhân đang điều trị tại CGH', Seah nói.


Giải pháp thông minh


Dịch vụ y tế ảo là một lĩnh vực khác mà CGH đã chứng minh thấy công nghệ mang lại sự những cải tiến theo hướng có lợi nhất.


Seah cho biết, các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim và tiểu đường đang gia tăng, gây ra khoảng 71% số ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm, điều này gây thêm áp lực cho hệ thống chăm sóc sức khỏe vốn đã căng thẳng. Nhận thấy việc các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính phải đến bệnh viện thăm khám nhiều lần, CGH đã áp dụng hệ thống 'telecare' thông minh, cho phép các bác sĩ theo dõi bệnh nhân khi họ ở nhà và xác định sớm các vấn đề liên quan đến sức khỏe của họ.


Những robot xã hội (Social robot) cũng đã được triển khai để cung cấp dịch vụ chăm sóc và đồng hành với bệnh nhân cao tuổi mắc chứng sa sút trí nhớ, chơi các trò chơi giúp gia tăng trí nhớ và trợ giúp trị liệu nhóm. Seah cho biết, một trong những robot xã hội là PARO, đã giúp giảm bớt căng thẳng và lo lắng cho người bệnh, nhờ vậy bệnh viện có thể giảm được việc sử dụng thuốc an thần cho bệnh nhân.


Bà Selina Seah nói: 'Chúng tôi nghĩ, những bệnh nhân lớn tuổi sẽ khó chấp nhận robot. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của mình, chúng tôi đã phát hiện ra rằng, những bệnh nhân cao tuổi nhìn robot như những món đồ chơi có kích thước như người thật. Vì vậy, họ được đưa trở lại thời thơ ấu và trên thực tế, có thể tương tác và phản ứng với liệu pháp điều trị bằng robot tốt hơn so với con người'.


Cuộc sống có ý nghĩa hơn


CGH không phải là bệnh viện duy nhất nhận thấy lợi ích từ các 'nhân viên' được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) này. Vào năm 2017, robot đã được sử dụng để hỗ trợ nhân viên y tế tại bệnh viện Đại học Copenhagen (Đan Mạch) nơi bệnh nhân có nhu cầu xét nghiệm máu ngày càng cao; Và robot tự động vận chuyển tại bệnh viện Đại học Zealand cũng ở Đan Mạch đã đi hơn 10 km mỗi tuần quanh bệnh viện để cung cấp thiết bị, giúp các nhân viên không phải tự mình làm những việc này.


Hiện CGH có hơn 50 robot trợ giúp thực hiện các công việc từ phẫu thuật đến vệ sinh.


Marcelo Ang, giáo sư kỹ thuật cơ khí tại Trung tâm robot tiên tiến của Đại học quốc gia Singapore cho biết, robot hỗ trợ nhân viên y tế, chúng đảm nhận những vị trí công việc phải tốn nhiều công sức hoặc yêu cầu có độ chính xác cao.


Ang nói: 'Người máy có khả năng làm cho cuộc sống của con người có ý nghĩa hơn, bằng cách cho phép con người không phải làm những công việc như: hạ thấp phẩm giá, không sạch sẽ, nguy hiểm...'. Theo Ang, robot không phải là sự thay thế cho nhân công, đây là sự hỗ trợ. Số liệu từ Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum) cho biết đến năm 2025, có tới 85 triệu việc làm sẽ bị mất do quá trình tự động hóa trong một số lĩnh vực; tuy nhiên, ước tính có khoảng 97 triệu việc làm mới (với vai trò mới) sẽ được tạo ra.


Ang nói đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự phát triển của người máy và hậu cần do những rủi ro mà nhân viên y tế phải gánh chịu hàng ngày. Tính đến tháng 5/2021, WHO ước tính, ít nhất 115.000 nhân viên y tế trên toàn thế giới đã chết do Covid-19.


Robot tự động có thể làm sạch và khử trùng phòng điều trị, trong khi công nghệ telehealth có thể cho phép bác sĩ 'gặp' bệnh nhân từ xa. Nhận thấy nhu cầu về các giải pháp chăm sóc sức khỏe từ xa, Hanson Robotics của Hồng Kông, đã tiết lộ sáng kiến mới nhất của họ, Grace - một robot giống người được thiết kế cho ngành chăm sóc sức khỏe, nó có thể chẩn đoán bệnh bằng trí tuệ nhân tạo và làm hướng dẫn cho các buổi trị liệu.


Tuy nhiên, việc ứng dụng robot vào bệnh viện là rất tốn kém và đòi hỏi cơ sở hạ tầng đắt đỏ, Seah nói. Một mối quan tâm khác là quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu, bà nói, các bệnh viện sẽ cần hệ thống an ninh mạng mạnh để ngăn chặn các chiến dịch hack của tin tặc.


Cơ hội để tăng hiệu quả và độ an toàn, đặc biệt là trong những thời điểm đầy thách thức như đại dịch Covid-19, đã trở thành động lực thúc đẩy CGH ứng dụng các công nghệ mới. Bà Selina Seah cho biết: 'Đây là lý do dẫn đến việc chúng tôi sử dụng công nghệ để bệnh viện tiếp cận với nhiều bệnh nhân hơn, và giúp họ nhận được dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng tốt hơn./.



Theo: CNN







Hon 50 robot lam viec tai benh vien cong nghe cao o Singapore


Tai Benh vien Da khoa Changi (CGH), Singapore, co kha nang bac si phau thuat se khong co tim, nhan vien tap vu co the..

Hơn 50 robot làm việc tại bệnh viện công nghệ cao ở Singapore

Tại Bệnh viện Đa khoa Changi (CGH), Singapore, có khả năng bác sĩ phẫu thuật sẽ không có tim, nhân viên tạp vụ có thể..
Hơn 50 robot làm việc tại bệnh viện công nghệ cao ở Singapore
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: