Vi khuẩn vẫn sống sót khi nhịn đói 1.000 ngày

Mỹ - Theo nghiên cứu của Đại học Indiana, một số vi khuẩn có thể chuyển sang trạng thái nghỉ hoặc ăn xác đồng loại để tồn tại khi thiếu thức ăn.


Giáo sư Jay T. Lennon tại Đại học Indiana cùng đồng nghiệp nghiên cứu khoảng 100 quần thể vi khuẩn khác nhau đặt trong các hệ thống khép kín, không thể tiếp cận thức ăn bên ngoài trong 1.000 ngày, Interesting Engineering hôm 22/8 đưa tin. Nhóm chuyên gia theo dõi xem chúng có thể tồn tại bao lâu và kết quả là hầu hết đều sống sót. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí PNAS.


"Câu hỏi làm thế nào vi khuẩn tồn tại được trong thời gian dài khi bị hạn chế năng lượng giúp chúng ta hiểu thêm về các bệnh nhiễm trùng mãn tính ở người và vật chủ khác, về cách một số mầm bệnh có thể chống chịu các loại thuốc như thuốc kháng sinh", Lennon giải thích.


Nhiều bệnh nhiễm khuẩn rất khó điều trị, một phần do thuốc thường được chế tạo để nhắm vào bộ máy của các tế bào đang tích cực trao đổi chất. Trong khi đó, vi khuẩn bị hạn chế năng lượng thường tiến vào trạng thái nghỉ khiến chúng ít nhạy hơn với các phương pháp điều trị bằng thuốc, Lennon cho biết. Các mầm bệnh bệnh không chỉ tồn tại được trong điều kiện như vậy mà còn có thể phát triển khả năng kháng thuốc kháng sinh, khiến tình hình trở nên tệ hơn.


Trong nghiên cứu, Lennon cùng các đồng nghiệp ước tính vi khuẩn, những sinh vật sinh sản nhanh nhất hành tinh, cũng sống rất lâu. Họ cho rằng vi khuẩn bị hạn chế năng lượng có thể có tuổi thọ tương đương, thậm chí trong một số trường hợp còn vượt xa thực vật và động vật. Sử dụng các phân tích về khả năng tồn tại, họ ước tính một số quần thể có thời gian tuyệt chủng lên đến 100.000 năm.


"Dự đoán trên vượt xa những gì chúng ta có thể đo lường, nhưng con số này phù hợp với tuổi của vi khuẩn sống thu được từ những vật chất cổ xưa như hổ phách, tinh thể halit, tầng đất đóng băng vĩnh cửu và trầm tích dưới đáy những đại dương sâu nhất", Lennon nói.


Việc vi khuẩn tồn tại trong những điều kiện như vậy có thể liên quan đến trạng thái nghỉ và các cơ chế bảo tồn năng lượng khác. Ví dụ, Lennon cùng đồng nghiệp phát hiện rằng các tế bào trong hệ thống kín duy trì sự sống nhờ vi khuẩn có khả năng kiếm ăn trên xác đồng loại.


Thu Thảo (Theo Interesting Engineering)









Vi khuan van song sot khi nhin doi 1.000 ngay


My - Theo nghien cuu cua Dai hoc Indiana, mot so vi khuan co the chuyen sang trang thai nghi hoac an xac dong loai de ton tai khi thieu thuc an.

Vi khuẩn vẫn sống sót khi nhịn đói 1.000 ngày

Mỹ - Theo nghiên cứu của Đại học Indiana, một số vi khuẩn có thể chuyển sang trạng thái nghỉ hoặc ăn xác đồng loại để tồn tại khi thiếu thức ăn.
Vi khuẩn vẫn sống sót khi nhịn đói 1.000 ngày
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: