Bằng chứng nghiệt ngã của tiến hóa: Chim sẻ cũng phải trở thành loài hút máu để tồn tại

Trong một môi trường khắc nghiệt không còn cách nào khác để sinh tồn, chim sẻ ở một quần đảo ngoài khơi Ecuador đã học được cách hút máu.


Khi nhắc đến những sinh vật hút máu, đa số chúng ta sẽ nhớ ngay đến ma cà rồng. Nhưng sự thật thì ma cà rồng chỉ là một sinh vật hư cấu. Ngoài đời thực thì sao, bạn có thể kể ra bao nhiêu loài sinh vật hút máu?


Bắt đầu từ dễ đến khó, chúng ta có muỗi, đỉa, ruồi trâu, rệp, bọ xít hay một loài dơi được mệnh danh là dơi ma cà rồng ở Nam Mỹ. Những con chim sẻ thì sao? Ít ai nghĩ một loài chim nhỏ và đáng yêu như chim sẻ cũng có một phân loài chuyên hút máu.


Nhưng chúng có thực, thậm chí còn được đặt tên là chim sẻ Darwin (Darwin’s finches), bởi chính nhà sinh học người Anh Charles Darwin đã tìm kiếm ra loài chim sẻ này như một ví dụ cho thuyết tiến hóa của mình.


Bằng chứng nghiệt ngã của tiến hóa: Chim sẻ cũng phải trở thành loài hút máu để tồn tại - Ảnh 1.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao chim sẻ Darwin lại tiến hóa để trở thành một kẻ chuyên hút máu những loài chim khác lớn hơn? Đến tận bây giờ, thế hệ các nhà sinh học đi sau Darwin 200 năm mới tìm ra câu trả lời cho điều đó.


Chim sẻ ở quần đảo Galápagos


Những con chim sẻ hút máu được tìm thấy ở Galápagos, một quần đảo núi lửa ngoài khơi Ecuador, cách đất liền khoảng 1.000 km. Sự cô lập của khu vực này vô tình biến Galápagos trở thành một thiên đường đa dạng sinh thái. Bằng một cách nào đó, nếu một sinh vật đến được quần đảo Galápagos, chúng phải học cách thích nghi với điều kiện khắc nghiệt ở đây nếu không muốn bị tuyệt chủng.


Loài chim sẻ hút máu ở Galápagos lần đầu tiên được phát hiện bởi Charles Darwin, trong khi ông có chuyến hành trình nổi tiếng trên tàu HMS Beagle. Chúng đã phát triển lên từ cùng một tổ tiên với chim sẻ.


Sẻ là một loài chim có một gia đình rất đa dạng. Mỗi loài sẻ lại có một kích thước và hình dáng mỏ khác nhau cho phép chúng khai thác các loại thực phẩm khác nhau.


Bằng chứng nghiệt ngã của tiến hóa: Chim sẻ cũng phải trở thành loài hút máu để tồn tại - Ảnh 2.

Ví dụ, loài chim sẻ xương rồng có mỏ dài và mỏng, cho phép chúng có thể hút được mật hoa xương rồng. Một số loài chim sẻ khác có mỏ nghiền hạt tốt hơn, trong khi những loài sẻ còn lại phát triển mỏ ăn côn trùng hoặc thực vật tốt hơn.


Vì vậy, không có gì quá ngạc nhiên khi quần đảo Galápagos cũng có rất nhiều loài sẻ. Nhưng chim sẻ hút máu thì chỉ có một, chúng được tìm thấy trên hai hòn đảo, Wolf và Darwin nằm ở phía cực bắc.


Từ loài sẻ cộng sinh, ăn ký sinh trùng...


Wolf và Darwin là hai đảo rất nhỏ, với diện tích chưa đầy một dặm vuông. Giữa các hòn đảo này với các đảo lớn cách nhau khoảng 100 dặm đường biển khiến nước ngọt ở đây cực kỳ hiếm và một số thực phẩm có thể biến mất hoàn toàn trong mùa khô.


Dựa theo các bằng chứng tiến hóa, các nhà sinh vật học cho biết tại một thời điểm nào đó cách đây khoảng 500.000 năm, đảo Wolf và Darwin đã chào đón một làn sóng di cư của một loạt các loài chim bao gồm vịt biển Nazca, vịt biển chân đỏ và cả chim sẻ.


Là một loài chim nhỏ sống trong môi trường thức ăn khan hiếm, ban đầu, chim sẻ trên hai hòn đảo này đã tiến hóa để ăn các ký sinh trùng có trong lông và trên da vịt biển.


Bằng chứng nghiệt ngã của tiến hóa: Chim sẻ cũng phải trở thành loài hút máu để tồn tại - Ảnh 3.

Đây là kiểu cộng sinh tương hỗ: vịt biển được hưởng lợi từ việc dọn sạch ký sinh trùng, và chim sẻ có thêm một nguồn thực phẩm để thay thế cho chế độ ăn mật hoa, hạt và côn trùng, những loại thực phẩm thông thường của chúng có thể biến mất trong mùa khô ở đảo Wolf và Darwin.


Nhưng vô tình thay, việc dùng một chiếc mỏ nhọn mổ trên da vịt biển đã tạo ra những vết thương rỉ máu. Tại một thời điểm nào đó, những con chim sẻ đã bắt đầu biết ăn máu của vịt biển, và từ đó, chúng cảm thấy bản thân thích hợp với nguồn thực phẩm này.


...đến những kẻ hút máu chuyên nghiệp


Đó là lúc những con sẻ ăn ký sinh trùng tiến hóa thành sẻ hút máu. Chúng thậm chí dần dần học được cách đục thủng da vịt biển hiệu quả, nhắm vào những lỗ chân lông non. Tiến hóa một lần nữa ủng hộ chúng bằng cách biển đổi mỏ của sẻ hút máu trở nên nhọn và dài hơn, so với tất cả các loài sẻ anh em còn lại trên quần đảo Galápagos.


Hệ tiêu hóa của sẻ hút máu cũng dần thay đổi theo chế độ ăn của chúng. Bên trong đường ruột của loài sinh vật này, các nhà khoa học tìm thấy những vi sinh vật sống trong một môi trường chuyên hấp thụ chất dinh dưỡng từ máu tươi.


Bằng chứng nghiệt ngã của tiến hóa: Chim sẻ cũng phải trở thành loài hút máu để tồn tại - Ảnh 4.

Nhưng điều thú vị nhất mà các nhà khoa học nhận thấy là gì? Sẻ hút máu ở quần đảo Galápagos đã tiến hóa một cách hoàn hảo để trở thành một sinh vật ký sinh. Điều đó có nghĩa là mặc dù hút máu vịt biển để sống, chúng chỉ tạo ra các vết thương nhỏ mà không ảnh hưởng đến tính mạng của những con vịt biển.


Sẻ hút máu biết vịt biển là vật chủ của chúng, nếu vật chủ chết, chúng cũng có thể sẽ chết vì không còn nguồn thức ăn. Do đó, những con chim sẻ này không bao giờ gây ra vết thương lớn trên người vịt biển, hoặc khiến chúng bị nhiễm trùng và chết.


Đến lúc này, bạn có thể hỏi thế những con vịt biển cảm thấy sao? Quan sát quần thể vịt biển ở Galápagos, các nhà khoa học cho biết chúng có thể cũng coi sẻ hút máu là một loài phiền toái và khó chịu, giống với con người khi nhìn thấy muỗi.


Một con sẻ Darwin đậu trên lưng và hút máu vịt biển


Những con vịt biển không ưa gì loài sẻ này, nhưng vì số lượng của chúng quá nhiều, đôi khi vịt biển sẽ mệt mỏi với việc bay đi và trốn tránh lũ sẻ. Chúng đơn giản là để mặc lũ sẻ hút máu của mình. Hiếm có lúc nào vịt biển xua đuổi chim sẻ hút máu một cách quyết liệt hay cùng nhau phản kháng lại chúng.


Điều đó khiến những con chim sẻ Darwin càng sinh sôi nảy nở. Chúng được bắt gặp từ phía sau những ống kính của nhiếp ảnh gia khoa học, đứng chễm trệ trên lưng vịt biển với cái mỏ đầy máu, đỏ chót. Trong khi những con vịt biển hiền lành chỉ đứng một chỗ đến khù khờ và cam chịu.


Tham khảo Sciencealert



Lấy link







Bang chung nghiet nga cua tien hoa: Chim se cung phai tro thanh loai hut mau de ton tai


Trong mot moi truong khac nghiet khong con cach nao khac de sinh ton, chim se o mot quan dao ngoai khoi Ecuador da hoc duoc cach hut mau.

Bằng chứng nghiệt ngã của tiến hóa: Chim sẻ cũng phải trở thành loài hút máu để tồn tại

Trong một môi trường khắc nghiệt không còn cách nào khác để sinh tồn, chim sẻ ở một quần đảo ngoài khơi Ecuador đã học được cách hút máu.
Bằng chứng nghiệt ngã của tiến hóa: Chim sẻ cũng phải trở thành loài hút máu để tồn tại
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: