Năm 2020, Trái đất quay vội vàng hơn bình thường?

Sau nhiều thập kỷ quan sát với sự trợ giúp của đồng hồ nguyên tử, lần đầu tiên các nhà khoa học đã phát hiện được rằng nhịp độ quay của Trái đất có gia tốc.


Điều thú vị là trước đó hành tinh của chúng ta lại giảm dần tốc độ quay. Các chuyên gia nói rằng, đây không phải là cái gì đó đáng sợ và đáng báo động. Vòng quay của hành tinh luôn biến đổi một chút, do sự dao động của áp suất khí quyển, gió, các dòng hải lưu và chuyển dịch của lõi quả đất. Tuy nhiên, hiện tượng này ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của các nhà chấm công quốc tế, những người sử dụng đồng hồ nguyên tử siêu chính xác để đo Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC). Các nhà khoa học thường chỉ theo dõi việc bổ sung các giây nhuận vào cuối tháng 6 hoặc tháng 12. Giây nhuận thêm vào từ năm 1972, cứ khoảng một năm rưỡi một lần, vì trước đó hành tinh này chỉ quay chậm lại. Tuy nhiên, gia tốc quay của Trái đất đã buộc các nhà khoa học lần đầu tiên phải nói về những giây nhuận âm. Bây giờ, thay vì cộng thêm giây, họ có thể phải làm phép trừ, nhưng các nhà nghiên cứu chưa vội thực hiện phép tính, vì cần tuân theo xu thế chung. Như các nhà khoa học lưu ý, năm 2020 trên Trái đất đã có 28 ngày trôi qua đặc biệt nhanh. Còn ngày 19/7 ngắn hơn 1.4602 mili giây so với một ngày tiêu chuẩn, và đây là kỷ lục mới. M.P Theo Sputnik







Nam 2020, Trai dat quay "voi vang" hon binh thuong?


Sau nhieu thap ky quan sat voi su tro giup cua dong ho nguyen tu, lan dau tien cac nha khoa hoc da phat hien duoc rang nhip do quay cua Trai dat co gia toc.

Năm 2020, Trái đất quay "vội vàng" hơn bình thường?

Sau nhiều thập kỷ quan sát với sự trợ giúp của đồng hồ nguyên tử, lần đầu tiên các nhà khoa học đã phát hiện được rằng nhịp độ quay của Trái đất có gia tốc.
Năm 2020, Trái đất quay vội vàng hơn bình thường?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: