Độc lạ kiểu Úc: Không phải tuyết, đây là sản phẩm đến từ hàng triệu con nhện!

iện tượng kỳ lạ này xuất hiện sau những trận mưa lớn và lũ lụt nghiêm trọng, khiến nhiều người kinh ngạc gọi đây là "ngày tận thế của nhện". Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, đây lại là một cơ chế sinh tồn tự nhiên đầy ngoạn mục của loài nhện.


Vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu, một số vùng của Úc thường được phủ trong màu trắng như tuyết, nhưng trên thực tế, đây lại là những sợ tơ đến từ hàng triệu con nhện! Sự kiện kỳ lạ này được gọi là hiện tượng nhện bay hàng loạt, khi những con nhện thả những sợi tơ bắt gió và mang chúng đi qua những khoảng cách rất xa. Và khi hàng nghìn con cùng làm như vậy, tơ sẽ phủ lên mặt đất, hàng rào và các tòa nhà, biến toàn bộ cảnh quan thành thứ gì đó trông giống như trong phim khoa học viễn tưởng.


Ví dụ điển hình nhất là vào năm 2021, khi tiểu bang Victoria của Úc đã phải hứng chịu những trận mưa lớn và gió mạnh, buộc hàng ngàn người phải sơ tán và gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng. Khu vực East Gippsland bị ảnh hưởng nặng nề nhất, và ngay sau đó, những tấm mạng nhện khổng lồ đã xuất hiện, biến cảnh quan thành một vùng trắng xóa.


Một số hình ảnh được người dân đăng tải trên mạng xã hội Reddit đã nhanh chóng lan truyền, kèm theo lời bình luận đầy bất ngờ: "Nếu lũ lụt vẫn chưa đủ, tôi sẽ cho bạn biết, tận thế của loài nhện đây!".


Độc lạ kiểu Úc: Không phải tuyết, đây là sản phẩm đến từ hàng triệu con nhện!- Ảnh 1.

Những hình ảnh về các tấm mạng nhện dày đặc, phủ kín cả cây cối, đường sá và đồng cỏ ở tiểu bang Victoria, Úc, đang gây xôn xao dư luận toàn cầu.


"Ngày tận thế" hay cơ chế sinh tồn?

Mặc dù cảnh tượng này có vẻ đáng sợ và kỳ lạ, nhưng giáo sư Dieter Hochuli từ Đại học Sydney khẳng định rằng đây là một hiện tượng tự nhiên, không phải là "ngày tận thế" như nhiều người lầm tưởng.


Ông giải thích với 7NEWS rằng những gì được thấy ở Victoria là do một nhóm nhện được gọi là nhện lưới tấm (sheetweb spiders). Chúng thường sống trên mặt đất, nhưng khi mưa lớn và lũ lụt xảy ra, bản năng sinh tồn đã thúc đẩy chúng di chuyển đến vùng đất cao hơn để tìm nơi trú ẩn mới.


Độc lạ kiểu Úc: Không phải tuyết, đây là sản phẩm đến từ hàng triệu con nhện!- Ảnh 2.


"Những sinh vật này chuyển đến một vùng đất cao hơn (và xây một ngôi nhà mới ở đó)", giáo sư Hochuli cho biết. Ông cũng lưu ý rằng mạng của loài nhện này có đặc điểm phẳng, khác biệt so với các mạng hình cầu thường thấy.


Theo Bảo tàng Úc và các phương tiện truyền thông địa phương, hiện tượng này còn được gọi là "balooning" (bay lên bằng tơ nhện). Trong những sự kiện như vậy, nhện sẽ nhả ra những sợi tơ mỏng manh, để gió cuốn đi và cho phép chúng bay lơ lửng trong không trung như những chiếc dù. "Nhiều loài hạ cánh gần đó, đôi khi bao phủ toàn bộ cảnh quan bằng lớp lụa mỏng như tơ; nhưng một số loài khác có thể di chuyển quãng đường dài trên đất liền hoặc trên biển", Bảo tàng Úc giải thích.


Độc lạ kiểu Úc: Không phải tuyết, đây là sản phẩm đến từ hàng triệu con nhện!- Ảnh 3.


Hàng triệu con nhện cùng lúc "nhảy dù" thoát hiểm

Tiến sĩ Ken Walker, giám tuyển cấp cao về côn trùng học tại Bảo tàng Melbourne, đã chia sẻ với The Guardian rằng cảnh tượng này là kết quả của việc hàng triệu con nhện cùng lúc giăng lưới an toàn khổng lồ để thoát khỏi dòng nước lũ. Ông cho biết đây là một "hiện tượng thường xuyên xảy ra" ở Victoria khi tiểu bang này nhận lượng mưa lớn hơn vào mùa đông ở Úc.


Theo Tiến sĩ Walker, loài nhện lưới tấm này thường dệt tơ "nhẹ hơn không khí" để nhảy dù và có thể bay hàng trăm dặm. Nhưng trong trường hợp này, chúng đã sử dụng kỹ năng này để nhanh chóng di chuyển đến vùng đất cao hơn.


Mặc dù mỗi con nhện chỉ tạo ra một sợi tơ, nhưng khi số lượng lớn trong số chúng bắt đầu giăng lưới cùng một lúc, các tấm lưới sẽ bám vào nhau và tạo thành những dải tơ khổng lồ, tạo nên cái gọi là "hiệu ứng tơ mỏng" (gossamer effect). Điều này có nghĩa là mỗi đường tơ khổng lồ bạn thấy thực chất đại diện cho một con nhện khác nhau.


Độc lạ kiểu Úc: Không phải tuyết, đây là sản phẩm đến từ hàng triệu con nhện!- Ảnh 4.


Người dân địa phương đã nhanh chóng đăng tải hình ảnh và video về hiện tượng này lên mạng xã hội. Một số người trầm trồ gọi nó là "tuyệt đẹp" trong khi những người khác vẫn không khỏi rùng mình và gọi đó là "ngày tận thế của loài nhện".


Lizzy Lowe, một nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành nhện học tại Đại học Sydney, giải thích thêm rằng hiện tượng này luôn xảy ra trong tự nhiên. Hàng ngàn loài nhện thường xuyên nhả tơ khi còn nhỏ để tận dụng sức gió, một quá trình được gọi là "bay lên" (ballooning). Chúng làm như vậy để phân tán, tìm lãnh thổ mới và tránh xa các thành viên cùng loài thường ăn thịt lẫn nhau. Tuy nhiên, thông thường số lượng nhện không đủ lớn để tạo ra một cảnh tượng đáng chú ý.


Trong trường hợp ở Victoria, các điều kiện khí quyển chính xác, cụ thể là mưa lớn sau đó là thời tiết ấm hơn đã kết hợp lại để khiến hàng triệu con nhện đồng loạt thực hiện hành vi bay lên. "Trời mưa rất nhiều ở đây, nhưng không phải nhện", Lowe nói. "Tất cả những con nhện nhỏ bé mà chúng ta thường không để ý chỉ đang cố gắng thoát khỏi những khu vực bị ngập lụt".


Thời tiết ấm áp tạo ra luồng khí bốc lên mà nhện có thể bắt được và trôi đi. Mặc dù chiến thuật này thường chỉ đưa chúng đi một khoảng cách nhỏ, nhưng đôi khi có thể đưa chúng đi khá xa. Các nhà khoa học từng tìm thấy những con nhện ở độ cao tới 15.000 feet trên không trung và cách bờ biển tới 200 dặm.


Hiện tượng mạng nhện khổng lồ ở Victoria không chỉ là một cảnh tượng ngoạn mục mà còn là một minh chứng sống động về khả năng thích nghi và sinh tồn đáng kinh ngạc của thế giới tự nhiên trước những khắc nghiệt của môi trường.




Lấy link







Doc la kieu Uc: Khong phai tuyet, day la san pham den tu hang trieu con nhen!


ien tuong ky la nay xuat hien sau nhung tran mua lon va lu lut nghiem trong, khien nhieu nguoi kinh ngac goi day la "ngay tan the cua nhen". Tuy nhien, theo cac nha khoa hoc, day lai la mot co che sinh ton tu nhien day ngoan muc cua loai nhen.

Độc lạ kiểu Úc: Không phải tuyết, đây là sản phẩm đến từ hàng triệu con nhện!

iện tượng kỳ lạ này xuất hiện sau những trận mưa lớn và lũ lụt nghiêm trọng, khiến nhiều người kinh ngạc gọi đây là "ngày tận thế của nhện". Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, đây lại là một cơ chế sinh tồn tự nhiên đầy ngoạn mục của loài nhện.
Độc lạ kiểu Úc: Không phải tuyết, đây là sản phẩm đến từ hàng triệu con nhện!
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: