Ngoài ra, đại diện Telegram cũng bày tỏ “bất ngờ” trước tin có thể bị chặn tại Việt Nam. “Chúng tôi luôn phản hồi các yêu cầu pháp lý từ Việt Nam đúng hạn”.
Phát ngôn viên Telegram không trả lời khi được hỏi về hoạt động phi pháp và xấu độc của các kênh Telegram tại Việt Nam và hành động xử lý, ngăn chặn.
Nhiều hội, nhóm Telegram với hàng chục nghìn đối tượng tham gia, do các đối tượng chống đối, phản động tạo lập, phát tán tài liệu chống phá, xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến lừa đảo, rao bán dữ liệu người dùng, ma túy; có trường hợp nghi vấn liên quan đến khủng bố...
Nhà mạng phải báo cáo việc chặn Telegram tại Việt Nam trước ngày 2/6/2025Đại diện Cục Viễn thông cho biết, nhà mạng phải báo cáo việc triển khai các giải pháp, biện pháp để ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam trước ngày 02/6/2025. Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đề nghị Cục Viễn thông chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tiến hành các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn hoạt động Telegram tại Việt Nam.
Cục Viễn thông đã có văn bản đề nghị doanh nghiệp viễn thông triển khai các giải pháp, biện pháp để ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan công an; báo cáo giải pháp, kết quả thực hiện bằng văn bản về Cục Viễn thông trước ngày 2/6.
Không chỉ tại Việt Nam, Telegram cũng là một ứng dụng gây tranh cãi trên khắp thế giới. Thống kê cho thấy khoảng 31 quốc gia đã tiến hành điều tra, chặn hoặc hạn chế sử dụng ứng dụng nhắn tin mã hóa này.
Tháng 8/2024, Pháp bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov với các cáo buộc liên quân đến tội phạm có tổ chức và buôn bán ma túy.