Ngày 21/5, OpenAI thông báo mua lại startup phần cứng io của Jony Ive, “phù thủy” thiết kế của Apple. Ông sẽ phụ trách thiết kế loạt sản phẩm AI mới cho OpenAI.
Theo nghiên cứu của nhà phân tích Ming Chi Kuo, việc sản xuất thiết bị số lượng lớn dự kiến bắt đầu vào năm 2027. Hoạt động lắp ráp và vận chuyển sẽ diễn ra bên ngoài Trung Quốc để giảm rủi ro địa chính trị và Việt Nam hiện là địa điểm lắp ráp tiềm năng.
'Đại gia' bán dẫn Mỹ: Việt Nam là điểm đến hàng đầu của DN công nghệ caoĐại diện các 'ông lớn' như Meta, Marvell nhận định Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh để trở thành điểm đến hàng đầu cho các doanh nghiệp (DN) công nghệ cao. Tại sự kiện, ông đánh giá cao môi trường đầu tư năng động của Việt Nam, với sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Chính phủ, cơ sở hạ tầng hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Việt Nam cũng là nơi được Meta lựa chọn để sản xuất thiết bị thực tế ảo Quest 3S. Theo Chủ tịch Đối ngoại toàn cầu Nick Clegg, hoạt động sẽ tạo ra 1.000 việc làm và đóng góp hàng triệu USD cho kinh tế.
Mới đây, CEO Tim Cook chia sẻ hầu hết thiết bị Apple bán tại Mỹ, bao gồm iPad, Mac, Apple Watch, AirPods, đều có xuất xứ Việt Nam.
Thông tin đầu tiên về thiết bị AI của OpenAI và Jony Ive
Nhà phân tích Ming Chi Kuo cũng thông tin thêm về bản thân thiết bị, bao gồm kích thước lớn hơn một chút so với AI Pin và kiểu dáng trang nhã, gọn nhẹ như iPod Shuffle. Tuy nhiên, thiết kế có thể thay đổi trước khi sản xất.
Chuyên gia cho biết thiết bị có thể đeo quanh cổ, trang bị camera và microphone để phát hiện môi trường xung quanh, không có màn hình, có thể kết nối với smartphone và PC.
Dự đoán thiết kế phần cứng mới của OpenAI. Ảnh: Ben Geskin Ông Kuo đánh giá một trong những động cơ khiến OpenAI công bố hợp tác với Jony Ive ở thời điểm này là muốn đánh lạc hướng thị trường khỏi hội nghị Google I/O. Hệ sinh thái AI của Google được giới thiệu tại I/O là mối đe dọa với OpenAI.
“AI vật lý” – hay tích hợp AI vào thế giới thực – được dự đoán là xu hướng quan trọng tiếp theo của giới công nghệ. Thành công của Jony Ive – OpenAI còn phải đợi thời gian trả lời, song rõ ràng rất phù hợp với xu hướng.
Theo ông Kuo, màn hợp tác cũng gợi nhớ một câu nói nổi tiếng của nhà khoa học máy tính Alan Kay: “Những người thực sự nghiêm túc về phần mềm nên tự làm phần cứng”.
Apple, Google hay Huawei là đại diện tiêu biểu của những hãng vừa làm phần cứng, vừa làm phần mềm.
(Tổng hợp)