Gần 50 thiếu niên chia sẻ tiếng nói người trong cuộc về an toàn số

Là những “người trong cuộc”, gần 50 thiếu niên vừa chia sẻ về những trải nghiệm gồm các khó khăn, thách thức và những lợi ích khi tham gia các nền tảng số, trong khuôn khổ tọa đàm “Thiếu niên nói về an toàn số và sức khỏe số”.


Tọa đàm với chủ đề “Thiếu niên nói về An toàn số và Sức khỏe số” được Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững - MSD phối hợp cùng nền tảng TikTok tổ chức ngày 18/5 tại Hà Nội.


Là một hoạt động chào mừng Ngày KH&CN Việt Nam 18/5 và Tháng hành động quốc gia vì trẻ em năm 2025, tọa đàm hướng tới thúc đẩy hình thành không gian số an toàn, lành mạnh, có trách nhiệm cho trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam.


Qua các phiên thảo luận đa chiều và sáng tạo diễn ra trong cả ngày 18/5, đại diện các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, chuyên gia giáo dục - tâm lý, các nhà sáng tạo nội dung tích cực trên nền tảng số cũng như các phụ huynh và gần 50 thiếu niên từ 13 - 16 tuổi đã cùng nhau chia sẻ trải nghiệm, đề xuất giải pháp và lan tỏa thông điệp về quyền được an toàn và khỏe mạnh trong môi trường số cho thế hệ trẻ Việt Nam.


Đặc biệt, phần chia sẻ của chính các em thiếu niên - những người trong cuộc đã nhận được sự quan tâm lớn của các đại biểu. Các bạn trẻ đã chia sẻ về niềm vui sáng tạo, giải trí, học tập từ nền tảng này, và cũng không ngần ngại đưa ra các góp ý và các yêu cầu cho nền tảng cải thiện tốt hơn, đảm bảo các trải nghiệm an toàn, lành mạnh của các em.


Các em thiếu niên tham gia tọa đàm cũng bày tỏ mong muốn không bị kiểm soát, được tin tưởng, hướng dẫn và đồng hành khi tham gia môi trường số; đồng thời nhấn mạnh rằng “được lắng nghe” là điều giúp các em cảm thấy an toàn và có trách nhiệm hơn khi sử dụng các nền tảng số như TikTok.


W-bao ve tre em 001.jpg
Bạn B.G.H, 14 tuổi bày tỏ mong muốn các bậc phụ huynh sẽ tôn trọng quyền riêng tư của trẻ em.

Góp ý cho các phụ huynh, bạn B.G.H, 14 tuổi chia sẻ: “Thay mặt các bạn, em muốn chia sẻ tiếng nói từ thiếu niên chúng em. Em hy vọng cha mẹ có thể dành thời gian hiểu hơn về ngôn ngữ tuổi teen, cha mẹ có thể tìm hiểu thêm về các xu hướng, các hoạt động trên TikTok để cha mẹ và con cái có thể trao đổi thêm nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Chúng em cũng hy vọng cha mẹ sẽ tôn trọng quyền riêng tư của con”.


Góp ý cho các nền tảng, em N.Đ.K, 16 tuổi cho biết: Hiện nay, nhiều bạn trẻ dưới 13 tuổi vẫn đang xem phải các nội dung bạo lực, hành vi sai lệch… trên không gian mạng. “Chúng em nghĩ rằng các nền tảng số cần có thêm các tính năng cảnh báo tự động khi hiển thị các video có cảnh bạo lực, như nút Report (nút Báo cáo nội dung), nút SOS (nút Trợ giúp khẩn cấp)... để đảm bảo các bạn được tiếp cận những nội dung phù hợp với lứa tuổi”, N.Đ.K nêu đề xuất.


W-bao ve tre em 002.jpg
Theo em N.Đ.K, 16 tuổi, hiện tại, nhiều bạn trẻ dưới 13 tuổi vẫn đang xem phải các nội dung bạo lực, hành vi sai lệch… trên không gian mạng.

Bên cạnh đó, các em thiếu niên tham dự tọa đàm cũng mong muốn các nền tảng số quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tinh thần của thiếu niên trên môi trường mạng, và hiến kế nên có 1 chatbot hỗ trợ sức khỏe tinh thần, cảnh báo và chia sẻ với trẻ em.


W-bao ve tre em 003.jpg
Bạn trẻ N.V đến từ lớp “Trẻ điếc 5C” góp ý về trải nghiệm dùng các nền tảng với trẻ điếc.

Góp ý về trải nghiệm dùng các nền tảng với trẻ điếc, em N.V đến từ lớp “Trẻ điếc 5C” chia sẻ: “Khác với các bạn, chúng em xem video thông qua việc đọc phụ đề, do đó, em hy vọng tính năng phụ đề có thể được nâng cấp, dễ dàng chuyển qua các ngôn ngữ, ví dụ Việt - Anh. Bên cạnh đó, phụ đề cũng cần đọc chậm hơn để chúng em có thể dễ dàng học tập…”.


W-bao ve tre em 000.jpg
Viện trưởng Viện MSD Nguyễn Phương Linh nhận định: "Mỗi bạn trẻ đều có thể trở thành người biết giữ an toàn cho bản thân và người khác trên không gian mạng".

Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng MSD nhấn mạnh: Tọa đàm “Thiếu niên nói về An toàn số và Sức khỏe số” là minh chứng cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên không chỉ là đối tượng cần được bảo vệ, mà còn là những người có tiếng nói, có góc nhìn và có năng lực góp phần xây dựng một không gian số lành mạnh, an toàn và văn minh.


Cũng theo đại diện Viện MSD, thế giới số không chỉ là nơi tiêu thụ thông tin, mà còn là nơi định hình bản sắc, kết nối cộng đồng và lan tỏa ảnh hưởng. Gen Z, thế hệ lớn lên cùng công nghệ, xứng đáng được tin tưởng, trao quyền và đồng hành đúng cách.


“Với cách tiếp cận công dân số chuẩn, chúng tôi tin rằng mỗi bạn trẻ đều có thể trở thành người biết giữ an toàn cho bản thân và người khác, sử dụng công nghệ một cách thông minh, phát triển bản thân tích cực và hành động vì cộng đồng mạng tích cực hơn. Nhưng để điều đó trở thành hiện thực, gia đình - nhà trường - nền tảng công nghệ – tổ chức xã hội và chính các bạn trẻ đều phải cùng cam kết và cùng hành động”, bà Nguyễn Phương Linh chia sẻ thêm.









Gan 50 thieu nien chia se tieng noi "nguoi trong cuoc" ve an toan so


La nhung “nguoi trong cuoc”, gan 50 thieu nien vua chia se ve nhung trai nghiem gom cac kho khan, thach thuc va nhung loi ich khi tham gia cac nen tang so, trong khuon kho toa dam “Thieu nien noi ve an toan so va suc khoe so”.

Gần 50 thiếu niên chia sẻ tiếng nói "người trong cuộc" về an toàn số

Là những “người trong cuộc”, gần 50 thiếu niên vừa chia sẻ về những trải nghiệm gồm các khó khăn, thách thức và những lợi ích khi tham gia các nền tảng số, trong khuôn khổ tọa đàm “Thiếu niên nói về an toàn số và sức khỏe số”.
Gần 50 thiếu niên chia sẻ tiếng nói người trong cuộc về an toàn số
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: