Những chảo lửa nóng nhất trên Trái Đất

Hiện tượng ấm lên toàn cầu và điều kiện khí hậu cực đoan làm tăng thêm khó khăn cho các khu vực vốn đang phải đối mặt với nhiệt độ cực cao.


Thập kỷ vừa qua nhiệt độ không ngừng gia tăng. Nhiều nơi vốn nổi tiếng với khí hậu nóng bức và biến đổi các nơi khác thành điểm nóng bất ngờ. Từ năm 2015 đến năm 2024, những kỷ lục nhiệt độ liên tiếp bị phá vỡ, nắng nóng kéo dài hơn và thách thức ngưỡng sống sót ở các thành phố trên toàn cầu. Đây là bằng chứng rõ ràng về thế giới đang nóng lên.


Thung lũng Chết, California, Mỹ


Thung lũng Chết nổi tiếng với nhiệt độ cực cao, nhưng gần đây đã đạt mức độ mới. Tháng 8/2020, khu vực này ghi nhận nhiệt độ 54,4°C, một trong những mức nhiệt cao nhất được ghi nhận trên Trái Đất, theo NOAA. Vị trí của Thung lũng Chết trong sa mạc Mojave đem đến điều kiện tự nhiên ít không khí. Do đó, thung lũng chịu ảnh hưởng của địa hình khô cằn, độ cao thấp và ánh nắng Mặt Trời liên tục, làm tăng nhiệt độ khu vực.


Điều này biến Thung lũng Chết thành một trong những nơi nóng nhất trên Trái Đất. Mặt khác, khu vực cũng đang trải qua các đợt nắng nóng kéo dài hơn. Từ năm 2015 đến năm 2024, khu vực ghi nhận nhiệt độ tăng đáng kể vào mùa hè, thường xuyên vượt quá 50°C, phá vỡ nhiều kỷ lục mỗi năm. Lượng phát thải khí nhà kính tăng dẫn đến sự suy yếu của cơ chế làm mát toàn cầu. Thêm vào đó, hạn hán kéo dài ở California và tình trạng thiếu mây che phủ tạo ra một mô hình thời tiết khó có thể chịu đựng.


Jacobabad, Pakistan


Jacobabad, thuộc tỉnh Sindh, gần đây nổi lên như một trong số ít nơi trên Trái Đất trải qua sự kết hợp nguy hiểm giữa nhiệt độ và độ ẩm. Thành phố này ghi nhận nhiệt độ 52°C vào tháng 6/2021, một trong những nhiệt độ cao nhất được ghi nhận trên thế giới trong năm đó. Nhưng không chỉ nhiệt độ mà cả độ ẩm tại đây cũng cực cao. Jacobabad tiến gần đến vùng nguy hiểm của "nhiệt độ bầu ướt" (nhiệt độ tối thiểu mà không khí có thể đạt được khi độ ẩm là 100%), trong đó cơ thể người mất khả năng làm mát thông qua đổ mồ hôi. Theo các nghiên cứu, nhiệt độ bầu ướt duy trì trên 35°C có thể gây tử vong ngay cả đối với những người khỏe mạnh.


Sự ấm lên toàn cầu, đô thị hóa nhanh chóng và khả năng làm mát kém là tất cả nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Tình trạng vắng bóng cây xanh và thiếu nước khiến thành phố hấp thụ nhiệt độ cực cao cả ngày lẫn đêm. Giới chuyên gia dự đoán Jacobabad có thể cung cấp cái nhìn thoáng qua về tương lai khí hậu và cảnh báo về hậu quả khi bỏ qua những tín hiệu nóng lên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển thấp thiếu tài nguyên để sống sót qua nắng nóng.


Basra, Iraq


Khu vực Basra của Iraq luôn ấm áp, nhưng trong vài năm gần đây đã trở thành một trong những thành phố có người ở nóng nhất trên Trái Đất. Tháng 7/2023, Basra ghi nhận nhiệt độ 53,9°C (129°F). Khác với các khu vực sa mạc xa xôi, Basra có dân cư đông đúc. Người dân phải chịu đựng tình trạng cắt điện và thiếu nước thường xuyên, khiến cuộc sống trở nên khó khăn hơn nhiều. Khí hậu của Iraq nóng và khô hơn do biến đổi khí hậu kết hợp với việc quản lý nước yếu kém.


Các dòng sông như Euphrates và Tigris thu hẹp dần làm tình trạng hạn hán thêm trầm trọng. Ngoài ra, nguồn làm mát tự nhiên như đầm lầy địa phương đã khô cạn. Nếu không có biện pháp can thiệp ngay lập tức, nhiều thành phố có thể đối mặt với sự kết hợp chết chóc giữa nhiệt độ cực cao và cơ sở hạ tầng yếu kém.


Phoenix, Arizona, Mỹ


Trong khi Phoenix, Arizona, nổi tiếng với nhiệt độ cao vào mùa hè, thành phố này cũng trải qua nhiều đợt nắng nóng dữ dội và kéo dài hơn trong những năm gần đây. Tháng 7/2021, Phoenix đạt nhiệt độ kỷ lục 48,3°C. Ban đêm, nhiệt độ cũng chỉ giảm xuống 32°C.


Trong 5 năm qua, Phoenix không ngừng đối mặt với nắng nóng theo mùa vượt quá mức trung bình toàn quốc. Xu hướng ngày càng tăng này được tăng cường bởi hiệu ứng UHI (Đảo nhiệt đô thị), do bê tông và nhựa đường của cơ sở hạ tầng thành phố hấp thụ và giữ lại nhiều nhiệt quá mức. Các yếu tố khác bao gồm đô thị hóa gia tăng, thiếu nước và biến đổi khí hậu. Nguồn nước giảm từ sông Colorado cũng đặt thêm áp lực lên thành phố vốn phải đối mặt với vấn đề nhu cầu điện cao để chạy điều hòa.


Delhi, Ấn Độ


Tháng 5/2022, Delhi ghi nhận nhiệt độ cao nhất trong 70 năm, ở mức 49°C. Delhi luôn trải qua nhiệt độ cực đoan thay đổi theo mùa với mùa đông rất lạnh và mùa hè rất nóng. Tuy nhiên, thành phố đang trải qua các đợt nắng nóng dữ dội hơn, kết hợp nhiệt độ gia tăng và thời gian kéo dài. Nhiệt độ kỷ lục liên tục bị vượt qua gây ra rủi ro lớn hơn do chất lượng không khí kém.


Nguyên nhân của những điều kiện thời tiết khắc nghiệt này là sự ấm lên toàn cầu kết hợp với nạn chặt phá rừng nhanh chóng ở ngoại ô, biến thành phố thành bẫy nhiệt. Vấn đề nhiệt độ nghiêm trọng của Delhi nêu bật tình trạng dễ bị ảnh hưởng của các siêu đô thị trước biến đổi khí hậu.


Dallol, Ethiopia


Dallol, nằm ở vùng trũng Danakil, có nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất trên Trái Đất là 34,6°C. Đây là một trong những nơi khắc nghiệt nhất hành tinh với nhiệt độ rất cao quanh năm. Nhiệt độ hàng ngày của khu vực hiếm khi xuống dưới 30°C. Vì lý do này, khả năng sinh tồn của con người trong khu vực bị hạn chế. Dallol trải qua các đợt nắng nóng dữ dội từ năm 2015 đến năm 2024, với nhiệt độ thường xuyên vượt quá 50°C.


Dallol đặc biệt nổi tiếng với hoạt động núi lửa và suối lưu huỳnh, cả hai đều góp phần vào khí hậu ngột ngạt của khu vực. Hiện tượng ấm lên toàn cầu càng làm tăng thêm nhiệt độ ở khu vực ấm áp này. Bất chấp nhiệt độ khắc nghiệt, khu vực vẫn có người sinh sống do hoạt động khai thác muối và khoan địa nhiệt gần đó.


An Khang (Tổng hợp)









Nhung 'chao lua' nong nhat tren Trai Dat


Hien tuong am len toan cau va dieu kien khi hau cuc doan lam tang them kho khan cho cac khu vuc von dang phai doi mat voi nhiet do cuc cao.

Những 'chảo lửa' nóng nhất trên Trái Đất

Hiện tượng ấm lên toàn cầu và điều kiện khí hậu cực đoan làm tăng thêm khó khăn cho các khu vực vốn đang phải đối mặt với nhiệt độ cực cao.
Những chảo lửa nóng nhất trên Trái Đất
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: