Làm việc từ xa tránh virus Corona nhưng liệu có né được bẫy của tin tặc?

Khi nhiều công ty, tổ chức áp dụng rộng rãi hình thức làm việc từ xa thì cũng là lúc tin tặc mở ra ồ ạt những cuộc tấn công an ninh mạng nhằm vào người dùng internet. Đây là bài toán đau đầu của nhiều cá nhân, doanh nghiệp khi nguy cơ lừa đảo, đánh cắp dữ liệu luôn rình rập mọi lúc, mọi nơi trên không gian internet.


Làm việc từ xa và những nguy hiểm khôn lường


Làm việc từ xa (Work From Home - WFH) có nghĩa là làm việc tại nhà hoặc các địa điểm khác ngoài văn phòng công ty. Đây là khái niệm phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp như hiện tại.


Cũng bởi Covid-19, số lượng nhân sự bắt buộc phải làm việc hay học tập ở nhà cũng gia tăng đột biến. Người ở nhà nhiều, lượng người trực tuyến hay truy cập internet cũng tăng chóng mặt, kéo theo sự bùng phát các vấn đề an ninh mạng. Nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng theo chiều hướng xấu của số lượng tin tặc, website giả mạo, …


Việc gia tăng về các vấn đề an ninh mạng như vậy sẽ gây ra nhiều hệ luỵ xấu cho cả cá nhân và doanh nghiệp khi làm việc từ xa. Đầu tiên chính là về vấn đề bảo mật an toàn thông tin. Khi website giả, quảng cáo độc hại và link rác nhan nhản khắp nơi như hiện tại, chỉ cần vô ý click vào là bạn có nguy cơ dính phải những mã độc theo dõi, thu thập thông tin người dùng. Còn nếu cứ vô tư nhập thông tin cá nhân trên web lạ, kể cả những thông tin nhạy cảm như tài khoản ngân hàng, thông tin tài khoản giao dịch của doanh nghiệp thì cả người dùng và doanh nghiệp đều có nguy cơ mất tiền oan, tiền trong túi "không cánh mà bay".


Làm việc từ xa tránh virus Corona nhưng liệu có né được bẫy của tin tặc? - Ảnh 1.

Số lượng hacker, tin tặc và các website giả mạo tăng nhanh chóng mặt khiến ai cũng có nguy cơ sa vào bẫy của tin tặc.


Tiếp đó, tin tặc có thể lợi dụng thiết bị hoặc tài khoản của nhân viên để gián tiếp tấn công vào hệ thống của doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước như website, phần mềm lưu trữ thông tin khách hàng… Không chỉ làm lộ lọt thông tin của các cơ quan, doanh nghiệp bị hack mà tin tặc còn có thể lợi dụng thông tin sẵn có trong tay để giả mạo các cơ quan, doanh nghiệp này, nhằm tiếp tục lừa đảo các nạn nhân khác như một vòng tuần hoàn không bao giờ kết thúc.


An tâm làm việc từ xa với "trình duyệt quốc dân" Cốc Cốc


Thấu hiểu nỗi lo của người dùng và hướng tới mục tiêu "vì một internet an toàn cho người Việt", Trình duyệt Cốc Cốc không ngừng phát triển các tính năng bảo vệ an toàn an ninh mạng cho người dùng. Trong bối cảnh người người nhà nhà làm việc, học tập từ xa và tin tặc ngày càng lộng hành như hiện tại, sử dụng Cốc Cốc là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ máy tính cho bạn, từ đó tránh xa những cuộc tấn công của tin tặc, hạn chế rủi ro lộ lọt thông tin cho cả cá nhân lẫn doanh nghiệp.


Vậy Cốc Cốc có gì đặc biệt lại có thể giúp người dùng đảm bảo an toàn khi làm việc từ xa? Đầu tiên, với tính năng Tự động phát hiện theo dõi từ website (Auto Detect Tracking), Cốc Cốc sẽ giúp người dùng bảo vệ sự riêng tư, tự động phát hiện các hành vi theo dõi hay thu thập dữ liệu.


Làm việc từ xa tránh virus Corona nhưng liệu có né được bẫy của tin tặc? - Ảnh 2.

Khi làm việc ở nhà, tính năng sẽ giúp kịp thời nhận ra các nguy hiểm đang rình rập cho người dùng.


Tính năng này hiện được mặc định tắt trên trình duyệt Cốc Cốc. Do đó, bạn hãy truy cập vào mục Cài đặt – chọn thẻ Quyền riêng tư và bảo mật. Tiếp tục chọn "Cookies và các dữ liệu khác của trang web", bật tính năng tại dòng "Gửi yêu cầu không theo dõi kèm theo lưu lượng duyệt web của bạn". Hiện tại, tính năng được hỗ trợ cho trình duyệt Cốc Cốc phiên bản máy tính.


Tiếp theo, mỗi ngày, người dùng cần truy cập vô số website khi làm việc từ xa. Liệu bạn có thể đảm bảo rằng mình đang truy cập vào các trang web an toàn? Câu trả lời chắc chắn là không. Do đó, Cốc Cốc đã phát triển tính năng Duyệt web an toàn (Safe Browsing) giúp hiển thị cảnh báo khi người dùng điều hướng truy cập đến những trang web chứa nội dung nguy hiểm, có dấu hiệu giả mạo, lừa đảo, đánh cắp thông tin hoặc phát tán mã độc.


Làm việc từ xa tránh virus Corona nhưng liệu có né được bẫy của tin tặc? - Ảnh 3.

Cốc Cốc sẽ hiển thị hộp thoại cảnh báo đối với những trang web chứa yếu tố nguy hiểm, lừa đảo, giả mạo.


Sẽ rất thiếu sót nếu như không nhắc đến tính năng Trang an toàn (Safe Sites) vừa được Cốc Cốc ra mắt gần đây. Cụ thể, khi cần tra cứu các trang web của Chính phủ, cơ quan, doanh nghiệp đặc biệt là các ngân hàng để giao dịch, tính năng Trang an toàn sẽ hiển thị dấu tích xanh tại những tên miền chính thống. Những trang web, tên miền này đã được đội ngũ Cốc Cốc kiểm duyệt kỹ lưỡng. Từ đó, giúp người dùng loại bỏ nguy cơ truy cập vào những website giả mạo, lừa đảo, hạn chế nguy cơ lộ thông tin, sa bẫy lừa đảo tài chính, ...


Làm việc từ xa tránh virus Corona nhưng liệu có né được bẫy của tin tặc? - Ảnh 4.

Cốc Cốc cấp tích xanh cho những tên miền được xác thực tính chính thống.


Chia sẻ hệ thống phòng thủ chủ động của Cốc Cốc trước các vấn đề an ninh mạng, ông Nguyễn Vũ Anh - Phó Tổng Giám Đốc Cốc Cốc cho biết "Là một công ty công nghệ với số lượng người dùng lên đến 25 triệu, việc đảm bảo an toàn an ninh mạng cho người dùng luôn được ưu tiên ở Cốc Cốc. Trong giai đoạn đặc biệt như hiện tại, các cụm tính năng bảo mật do Cốc Cốc phát triển giúp bạn và doanh nghiệp đảm bảo an toàn tối đa khi làm việc và học tập tại nhà".


Sử dụng , bạn đã có thể đánh bay nỗi lo tin tặc tấn công, toàn tâm toàn ý học tập, làm việc từ xa tại nhà một cách an toàn, thoải mái nhất. Còn chờ gì mà không trải nghiệm ngay hôm nay để được bảo vệ một cách toàn diện khỏi tin tặc trên không gian mạng?


Lấy link







Lam viec tu xa tranh virus Corona nhung lieu co ne duoc bay cua tin tac?


Khi nhieu cong ty, to chuc ap dung rong rai hinh thuc lam viec tu xa thi cung la luc tin tac mo ra o at nhung cuoc tan cong an ninh mang nham vao nguoi dung internet. Day la bai toan dau dau cua nhieu ca nhan, doanh nghiep khi nguy co lua dao, danh cap du lieu luon rinh rap moi luc, moi noi tren khong gian internet.

Làm việc từ xa tránh virus Corona nhưng liệu có né được bẫy của tin tặc?

Khi nhiều công ty, tổ chức áp dụng rộng rãi hình thức làm việc từ xa thì cũng là lúc tin tặc mở ra ồ ạt những cuộc tấn công an ninh mạng nhằm vào người dùng internet. Đây là bài toán đau đầu của nhiều cá nhân, doanh nghiệp khi nguy cơ lừa đảo, đánh cắp dữ liệu luôn rình rập mọi lúc, mọi nơi trên không gian internet.
Làm việc từ xa tránh virus Corona nhưng liệu có né được bẫy của tin tặc?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: