Là những người trẻ đang chập chững những bước đầu tiên trên con đường xây dựng sự nghiệp, ai hẳn cũng..


Là những người trẻ đang chập chững những bước đầu tiên trên con đường xây dựng sự nghiệp, ai hẳn cũng muốn mình có một vài mentor giỏi giang, những anh chị đi trước có nhiều kinh nghiệm chỉ dẫn và đưa ra lời khuyên quý báu. Họ có thể là sếp, đồng nghiệp hoặc bạn bè trong xã hội, dù là ai thì bạn cũng sẽ muốn duy trì một mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với họ. Hãy thử cân nhắc ba nguyên tắc dưới đây.

1. Không chỉ nhận lại, hãy cho đi

Các mentor thông thường sẽ lớn tuổi hơn bạn và họ cũng làm việc với những người nhiều tuổi hơn bạn. Vậy sự khác biệt ở đây là giữa các thế hệ, thế nên mạnh dạn đưa ra quan điểm từ thế hệ của bạn là một cách tạo lập ra giá trị. Có khả năng là mentor của bạn chưa bao giờ có góc nhìn và lựa chọn ấy trong những trải nghiệm của họ. Đóng góp của bạn lúc này có ích hơn bao giờ hết. Chẳng hạn, bạn đưa ra ý kiến sau giờ tan ca mỗi cuối tuần, tất cả nhân viên của các phòng ban cùng có “buổi họp vui vẻ” để có sự giao lưu, kết nối giữa các vị trí khác nhau của công ty và dùng chút đồ ăn nhẹ cho có không khí thân mật.

2. Biến những lời khuyên thành hành động để mentor biết họ đã sử dụng quỹ thời gian của mình hiệu quả

Bạn nên nhớ mentor luôn là những con người siêu bận rộn nhưng không ít người vẫn luôn làm lãng phí quỹ thời gian của họ. Để tránh trở thành những người này, bạn hãy đảm bảo rằng sẽ áp dụng ít nhất một lời khuyên họ đã góp ý vào thực tế để họ cảm nhận được thời gian họ trao cho bạn là có ích. Ví dụ như bạn hỏi họ: “Em có nên đi phỏng vấn ở chỗ X này không?” và nếu mentor của bạn trả lời có, hãy làm theo lời họ rồi kể với họ buổi phỏng vấn ấy đã diễn ra như thế nào. Người ấy sẽ nhận biết được bạn trân trọng sự đầu tư của họ cho thành công của bạn và tiếp tục theo dõi bạn trong tương lai.

3. Hãy hỏi cả những lời khuyên về đời sống cá nhân

Có thể bạn cảm thấy chút lo lắng khi làm như vậy nhưng cứ thử hỏi mentor của mình những câu như “Làm thế nào mà anh, chị biết khi mình đã tìm được người mình nên kết hôn?” hoặc “Làm thế nào để anh, chị cân bằng giữa công việc và gia đình?”.
Bạn sẽ thấy rằng mentor muốn đưa ra những lời khuyên mang tính cá nhân hơn là về công việc. Mặc dù họ có thành công đến đâu, hầu hết mọi người sẽ thấy vui hơn khi nói về những chủ đề không liên quan tới công việc. Sau mỗi lần tương tác, bạn có thể gửi email và một tờ giấy nhớ ghi lời cảm ơn đề cập lời khuyên ấy có giá trị thế nào đối với bạn. Một tháng sau, chia sẻ lại việc bạn đã áp dụng lời khuyên ấy và nó giúp ích bạn ra sao, đồng thời gợi ý liệu bạn cùng mentor có thể có nhiều buổi hẹn gặp như vậy hơn không.
Những giao lưu như này giúp bạn kết nối sâu sắc hơn với mentor của mình. Không chỉ về phía bạn, tìm kiếm lời khuyên và trợ giúp từ người khác cũng giúp họ có trải nghiệm tốt đẹp trong quá trình lắng nghe và đưa ra giải pháp.
Theo Ted

công việcmentorgenz đi làmlời khuyênngười tư vấnnguyên tắc đi làm









3 nguyen tác dẻ xay dụng và duy trì mói quan hẹ tót dẹp vói mọt mentor


Là nhũng nguòi trẻ dang chạp chũng nhũng buóc dàu tien tren con duòng xay dụng sụ nghiẹp, ai hản cũng..

3 nguyên tắc để xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với một mentor

Là những người trẻ đang chập chững những bước đầu tiên trên con đường xây dựng sự nghiệp, ai hẳn cũng..
3 nguyên tắc để xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với một mentor
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: