Mức bù lỗ nhiều đến bất ngờ cho mỗi người dùng dịch vụ internet trên trời Starlink

Dù mỗi người đăng ký mới phải trả đến 500 USD cho bộ kit bắt sóng, nhưng có thể SpaceX vẫn đang phải bù lỗ đến gần 2.000 USD cho mỗi bộ thiết bị đó.


Dịch vụ internet vệ tinh Starlink của SpaceX đã có giá của mình và nó không hề rẻ. Người dùng phải trả 99 USD mỗi tháng và hơn thế nữa, đối với người đăng ký lần đầu, họ còn phải trả thêm 500 USD nữa cho bộ kit lắp đặt, bao gồm chân tripod, router không dây và một chảo vệ tinh để bắt sóng internet do vệ tinh gửi đến.


Cho dù SpaceX đang tự sản xuất khá nhiều thiết bị nhưng theo nhiều chuyên gia trong ngành, gần như "không có cách nào" để SpaceX sản xuất được các chảo vệ tinh này với giá dưới 500 USD.


Trên thực tế, nguồn tin của Business Insider cho rằng, SpaceX có thể phải bù lỗ gần 2.000 USD cho mỗi chảo vệ tinh, nhưng họ có thể thu lại được khoản chi phí này nhờ vào phí thuê bao của người dùng.


Mức bù lỗ nhiều đến bất ngờ cho mỗi người dùng dịch vụ internet trên trời Starlink - Ảnh 1.

Theo nguồn tin của Business Insider, vài năm trước SpaceX đã ký hợp đồng với hãng STMicroelectronics để sản xuất các chảo vệ tinh này.


"Hợp đồng sản xuất ghi rõ 1 triệu chảo vệ tinh với mức giá gần 2.400 USD mỗi chiếc." Nguồn tin này cho biết. "Lộ trình ban đầu của hoạt động sản xuất này sẽ kết thúc vào cuối năm 2020, nhưng nó đã được gia hạn."


Nguồn tin này cũng cho biết rằng, hãng STM đã đồng ý chi trả các chi phí thiết lập nhà máy. Các khoản chi phí này có thể lên tới nhiều triệu USD và SpaceX sẽ phải hoàn trả lại khoản phí này, cộng với các phí phát sinh khác, nếu công ty không mua đủ số sản phẩm đã cam kết.


Cách đây khoảng , YouTuber Ken Keiter đã đăng tải một đoạn video mổ xẻ chảo vệ tinh của Starlink và nhận thấy trong đó có một số linh kiện mang thương hiệu STM, bao gồm một bộ xử lý, bộ nhận GPS và các linh kiện tần số vô tuyến. Anh Keiter cũng cho rằng, một số linh kiện này được sản xuất riêng và không thể mua sẵn ở bên ngoài.


Mức bù lỗ nhiều đến bất ngờ cho mỗi người dùng dịch vụ internet trên trời Starlink - Ảnh 2.

Mảng vệ tinh theo pha trên chảo vệ tinh của Starlink


Mức bù lỗ nhiều đến bất ngờ cho mỗi người dùng dịch vụ internet trên trời Starlink - Ảnh 3.

Bộ xử lý chính của chảo vệ tinh do hãng STMicroelectronics sản xuất


Trong đoạn video của Keiter, một linh kiện quan trọng trong chảo vệ tinh này chính là mảng ăng ten theo pha, cho phép chảo vệ tinh này có thể duy trì kết nối internet với vệ tinh mà không cần phải quay theo hướng di chuyển của vệ tinh. Đây cũng là một trong các sản phẩm thế mạnh của STMicroelectronics.


Bản thân ông Elon Musk cũng từng nói rằng, "thách thức kỹ thuật khó khăn nhất" của Starlink chính là sản xuất chảo vệ tinh này trên quy mô lớn và đặc biệt làm giá thành của nó trở nên phải chăng hơn. Trong cuộc phỏng vấn với Aviation Week, ông Musk cho rằng thách thức này sẽ phải mất vài năm để giải quyết.


Có lẽ đây chính là lý do cho đến nay, gần như mọi công ty phát internet vệ tinh đều không tránh khỏi cảnh bị phá sản. Ông Musk biết rõ điều này hơn ai hết khi tuyên bố vào đầu năm nay: "Chúng tôi tập trung vào việc làm nó không bị phá sản." Với mức bù lỗ như hiện tại, việc giảm chi phí của các chảo vệ tinh đó là là yếu tố mấu chốt cho nhiệm vụ của Starlink.


Tham khảo Business Insider


Lấy link







Muc bu lo nhieu den bat ngo cho moi nguoi dung dich vu internet tren troi Starlink


Du moi nguoi dang ky moi phai tra den 500 USD cho bo kit bat song, nhung co the SpaceX van dang phai bu lo den gan 2.000 USD cho moi bo thiet bi do.

Mức bù lỗ nhiều đến bất ngờ cho mỗi người dùng dịch vụ internet trên trời Starlink

Dù mỗi người đăng ký mới phải trả đến 500 USD cho bộ kit bắt sóng, nhưng có thể SpaceX vẫn đang phải bù lỗ đến gần 2.000 USD cho mỗi bộ thiết bị đó.
Mức bù lỗ nhiều đến bất ngờ cho mỗi người dùng dịch vụ internet trên trời Starlink
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: